Hà Nội

Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát

03-10-2024 10:23 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh tăng huyết áp thứ phát không có triệu chứng, bệnh diễn biến âm thầm. Khi phát hiện cần điều trị bệnh sớm, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp tránh được các biến chứng của bệnh.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát khác với loại tăng huyết áp thông thường (cao huyết áp vô căn), thường được gọi đơn giản là tăng huyết áp. Tăng huyết áp vô căn, không có nguyên nhân rõ ràng và được cho là liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống, thiếu tập thể dục và bệnh béo phì.

Tăng huyết áp thứ phát có thể được gây ra bởi vấn đề có ảnh hưởng đến thận, động mạch, tim hoặc hệ thống nội tiết. Tăng huyết áp thứ phát cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Mặc dù nguy hiểm nhưng tăng huyết áp thứ phát là bệnh có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho huyết áp sẽ nhanh chóng đẩy lùi được các biến chứng của bệnh.

Nhiều chuyên gia và các bác sĩ cũng khuyến cáo các bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát nên có chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để làm giảm huyết áp và sống chung với bệnh một cách an toàn.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh tăng huyết áp thứ phát

  • Một trong những vấn đề quan trọng nhằm phòng ngừa tăng huyết áp thứ phát chính là thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống không hoàn toàn loại bỏ được bệnh lý tăng huyết áp mà đây là phương pháp giúp người bệnh phần nào hạn chế được tác hại xấu nhất của bệnh tăng huyết áp thứ phát.
Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát- Ảnh 1.

Chế độ ăn uống của người bị tăng huyết áp thứ phát cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

  • Sử dụng các loại thực phẩm ít chất béo và lạnh mạnh nhiều chất xơ. Hãy suy nghĩ về các chế độ ăn kiêng để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp. Tích cực bổ sung các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại thực phẩm bơ sữa ít béo. Đây được xem là phương pháp hỗ trợ từ bên trong giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao.
  • Đối với khẩu vị cần giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Nồng độ natri thấp hơn 1.500mg/ngày khá phù hợp với người trong độ tuổi từ 51 tuổi trở lên và đối với những người có tiền sử về cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh việc duy trì mục tiêu ở mức dưới 2.300mg/ngày cũng góp phần hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh tăng huyết áp thứ phát.
  • Ngoài ra, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh và học cách từ chối với các loại thức uống có cồn có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Nếu chọn rượu, hãy uống với mức độ vừa phải, mỗi ngày một ly đối với phụ nữ và hai ly một ngày dành cho nam giới. Sử dụng các chất kích thích và thường xuyên hút thuốc cũng được xem là nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình làm cứng các động mạch.
  • Người bệnh phải cố gắng giữ bản thân ở trong trạng thái thoải mái nhất, giảm căng thẳng. Trong sinh hoạt, cần xây dựng giấc ngủ sâu cũng góp phần thúc đẩy quá trình sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa các bệnh lý về huyết áp cũng như hệ thần kinh.

3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát

3.1. Tăng huyết áp thứ phát ăn gì?

  • Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, quả chín và các sản phẩm sữa ít béo.
  • Ăn nhạt: Lượng muối mỗi ngày mà một người trưởng thành cần là 10 - 15g. Với người bị tăng huyết áp thứ phát, cần duy trì chế độ ăn giảm muối, nạp vào cơ thể không quá 6g muối/ngày. Nguyên nhân vì nếu ăn nhiều muối thì ion natri sẽ được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, làm tăng nước bên trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, dẫn tới co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát- Ảnh 2.

Người bệnh có thể sử dụng cá hồi trong bữa ăn của mình.

  • Chế độ ăn giàu kali: Khoảng 50 - 90mmol/ngày. Kali đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào. Nếu tăng nồng độ kali trong cơ thể thì có thể làm giảm nồng độ natri, tăng bài xuất natri khỏi cơ thể. Vì vậy, chế độ ăn giàu kali giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Các loại rau quả, gạo và khoai là nguồn cung cấp kali dồi dào, nên bổ sung cho người bệnh tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn giàu magie: Người trưởng thành cần 500mg/ngày, phụ nữ có thai cần 925mg/ngày, phụ nữ đang cho con bú cần 1250mg/ngày và trẻ dưới 3 tuổi cần 140mg/ngày. Magie giữ vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng hưng phấn của hệ thống thần kinh, giúp chống co cứng và giãn mạch, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể bổ sung magie vào cơ thể qua đậu nành, lúa mì, gạo...
  • Bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn: Cần đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ 0 - 1 tuổi là 500 - 600mg/ngày, từ 19 tuổi trở lên cần 400 - 500mg/ngày, phụ nữ có thai và cho con bú là 1000 - 1200mg/ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Thông thường, canxi được hấp thu khoảng 30 - 40% từ khẩu phần ăn. Đường lactose trong sữa và vitamin D có thể làm tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Ăn chất béo lành mạnh: Cá, hải sản, dầu cá, dầu thực vật, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân...
  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Người bệnh tăng huyết áp thứ phát nên tuân thủ chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc thô, các loại đậu... Các chất xơ có khả năng hút nước và trương nở lên gấp 8 - 10 lần trọng lượng ban đầu, giúp kết dính và đào thải nhiều cặn bã, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đồng thời, chất xơ còn thu hút acid mật do cơ thể tiết ra để tiêu hóa chất béo, đào thải chúng ra ngoài. Điều này kích thích cơ thể huy động cholesterol dự trữ ở gan để sản xuất acid mật, làm giảm cholesterol máu.
  • Chế độ ăn giàu vitamin C và E: Vitamin C giúp giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu; vitamin E giúp chống oxy hóa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào và phòng ngừa xơ cứng động mạch. Nhờ đó, 2 loại vitamin này giúp ngăn ngừa cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành...
  • Uống nhiều nước: Nước tinh khiết, chè sen, nước râu ngô, nước rau luộc...

3.2. Tăng huyết áp thứ phát hạn chế ăn uống gì?

  • Cà phê: Có thể làm tăng huyết áp cấp tính.
  • Rượu: Mỗi ngày nam giới chỉ nên uống không quá 2 ly rượu nhỏ (khoảng 30ml) và nữ giới chỉ nên uống không quá 1 ly rượu nhỏ vì nếu uống nhiều rượu có thể gây rối loạn tim mạch, tăng huyết áp kèm nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Mỡ động vật: Vì mỡ động vật làm tăng cholesterol trong máu, gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
  • Thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ ngọt.
  • Không hút thuốc lá vì nicotin làm co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp.
Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát- Ảnh 3.

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là giải pháp tốt cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát.

4. Bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát lưu ý

  • Tăng hoạt động thể chất. Thường xuyên hoạt động thể chất có thể giúp giảm huyết áp và giữ cho cân nặng dưới sự kiểm soát. Phấn đấu ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
  • Quản lý căng thẳng. Giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt. Thực hành kỹ thuật đối phó lành mạnh, chẳng hạn như thư giãn cơ bắp và hít thở sâu. Nhận được rất nhiều của giấc ngủ có thể giúp đỡ.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và điều trịTăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và điều trị

    SKĐS - Tăng huyết áp thứ phát khác với loại huyết áp thông thường (tăng huyết áp nguyên phát). Bệnh cần phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.


BS. Trịnh Thanh Lan
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Ý kiến của bạn