SKĐS - Đối với người bệnh nói chung và người bệnh suy tim cấp nói riêng, một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể tốt dù ở bất kể mức độ nào.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn ở bệnh nhân suy tim cấp
Thúc đẩy sức khỏe tổng thể tốt hơn
Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng và đợt cấp của bệnh suy tim cấp.
Theo đó, cần tăng cường thực phẩm có nguồn gốc thực vật và thịt nạc đồng thời giảm lượng muối, cũng như rượu và các chất lỏng khác.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh suy tim cấp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được đề nghị phẫu thuật hoặc sử dụng các thiết bị y tế để giúp tim hoạt động tốt hơn.
Bác sĩ cũng có thể khuyến khích người bệnh thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống.
Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể tốt, bất kể mức độ suy tim.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh suy tim cấp
Lập kế hoạch cho bữa ăn của bạn với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, điều quan trọng phải ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: hoa quả, các loại rau, các loại đậu và hạt, ngũ cốc.
Dinh dưỡng thiết yếu cũng có từ các sản phẩm thịt nạc, chẳng hạn như: hải sản, thịt gia cầm, sản phẩm sữa ít béo.
Cắt giảm muối
Khi ăn nhiều muối hoặc natri, cơ thể sẽ tích nước. Khi chất lỏng tích tụ trong cơ thể sẽ làm tăng huyết áp và làm tim hoạt động nhiều hơn.
Với bệnh suy tim cấp, điều này đặc biệt quan trọng vì tích tụ muối có thể làm cho các triệu chứng suy tim trở nên trầm trọng hơn.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thường khuyến nghị hạn chế lượng muối của bạn ở mức khoảng dưới 5 gam mỗi ngày.
Natri được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm hải sản, thịt gia cầm, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm thực vật. Nhưng nguồn natri lớn nhất là muối, được thêm vào nhiều món ăn tự chế biến và hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn.
Để giúp giảm lượng natri trong chế độ ăn uống cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn, bao gồm: súp đóng hộp, bữa tối đông lạnh, thịt ướp muối, mì ống và hỗn hợp cơm, nước sốt salad và các loại gia vị khác, bánh quy giòn và các đồ ăn nhẹ khác.
Khi mua thực phẩm qua chế biến hoặc đóng gói sẵn, hãy đọc nhãn dinh dưỡng và chọn những thực phẩm có hàm lượng natri thấp.
Cắt giảm lượng muối thêm vào các món ăn tự làm.
Nêm chúng bằng các loại thảo mộc, gia vị, nước ép cam quýt hoặc các thành phần ít natri khác.
Hạn chế uống chất lỏng
Nếu bị suy tim cấp, tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể khuyến khích theo dõi và giới hạn lượng chất lỏng người bệnh uống mỗi ngày ở mức 30 ml mỗi kg trọng lượng cơ thể (khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày).
Người bệnh cần tiêu thụ đủ chất lỏng để giữ nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể làm tăng huyết áp và làm căng tim nếu bị suy tim.
Nên hỏi bác sĩ về việc nên uống bao nhiêu cốc nước mỗi ngày.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu, để giúp cơ thể người bệnh loại bỏ chất lỏng dư thừa.
Hạn chế tiêu thụ rượu
Để giúp bảo vệ tim và mạch máu, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh hạn chế uống rượu nếu bạn uống rượu.
Tổ chức Tim mạch Anh cho biết những người mắc bệnh tim vẫn có thể uống rượu điều độ, nhưng một số bệnh về tim có thể yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn rượu.
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.
SKĐS - Suy tim cấp là tình trạng triệu chứng suy tim khởi phát đột ngột hoặc từ từ khiến người bệnh phải đi khám ngoài kế hoạch hoặc nhập viện cấp cứu. Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người trên 65 tuổi.