Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn hoảng sợ

27-10-2024 10:51 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh nhân mắc rối loạn hoảng sợ nên giảm stress bằng cách thay đổi các sở thích cá nhân hoặc tham gia các hoạt động thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh rối loạn hoảng sợ

Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ chặt chẽ tới sức khỏe tinh thần cũng như khả năng điều hòa cảm xúc tiêu cực. Trong đó, một số loại thực phẩm như đồ ăn chứa hàm lượng đường cao, rượu, bia, cà phê hay đồ ăn béo có thể làm suy giảm tinh thần. Ngược lại, một cốc sữa ấm hay ly trà xanh thơm ngon làm dịu tinh thần, đem lại cảm giác dễ chịu, thư giãn.

Ngoài việc dùng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý thì người bệnh nên áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị như:

  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Ở bên cạnh người thân, gia đình.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng.
  • Đặc biệt, tránh xa rượu bia, chất kích thích vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoảng sợ, lo âu.

2. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể người bị rối loạn hoảng sợ

Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn hoảng sợ- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe người bệnh.

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Bao gồm vitamin B1 (giúp điều hòa chức năng hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu); Vitamin B6 (tham gia vào quá trình chuyển hóa serotonin giúp cải thiện tâm trạng); Vitamin B12 (bảo vệ hệ thần kinh, giảm nguy cơ trầm cảm).

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau có lá màu xanh đậm…

Thực phẩm giàu magie

Magie có trong các thực phẩm như: hải sản, thịt, các loại rau lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, vừng, lạc, các loại hạt...là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, lo âu.

Ngoài ra, magie cũng giúp ngăn ngừa việc thừa canxi trong cơ thể, ngăn các động mạch khỏi tình trạng xơ cứng do thừa canxi. Việc bổ sung magie có thể giúp giảm stress và lo âu.

Thực phẩm giàu omega-3

Acid béo omega-3 là chất dinh dưỡng thiết yếu có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và đặc biệt quan trọng cho chức năng của não. Bổ sung omega-3 giúp giảm viêm, cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, trầm cảm.

Omega-3 có nhiều trong thực phẩm như: các loại cá béo (cá cơm, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi…); thực phẩm thực vật như: quả óc chó, một số loại hạt, dầu thực vật.

Thực phẩm chứa tryptophan

Người bị chứng ám ảnh sợ hãi nên bổ sung thực phẩm chứa tryptophan. Tryptophan là tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh còn được gọi là "hormone hạnh phúc". Bổ sung tryptophan tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, mất ngủ, cải thiện tâm trạng, giảm lo âu.

Nguồn thực phẩm giàu tryptophan bao gồm: Gạo lứt, trứng gà, cá, sữa, chuối, hạnh nhân, hạt điều, lạc, hạt bí ngô, hạt hướng dương…

3. Người bị ám ảnh sợ hãi nên tránh thực phẩm gì?

Đồ ăn chứa hàm lượng đường cao

Nếu được hỏi rằng rối loạn hoảng sợ kiêng ăn gì thì không thể không nhắc tới đồ ăn chứa quá nhiều đường. Mức đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Khi bạn tiêu thụ đường, cơ thể tạo ra một sự biến động lớn để thích ứng với mức đường huyết, đồng thời lượng protein được huy động giảm đi, từ đó làm giảm quá trình hoạt động khớp thần kinh.

Ngoài ra, đường cũng có thể gây ra sự suy yếu của hệ thần kinh, góp phần vào tình trạng trầm cảm. Đồng thời, chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, sa sút trí tuệ.

Đồ uống có cồn

Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn hoảng sợ- Ảnh 2.

Người bệnh rối loạn hoảng sợ nên tránh xa đồ uống có cồn.

Lạm dụng đồ uống có cồn có thể gây rối loạn cho hệ thống thần kinh trung ương. Hệ thống thần kinh trung ương quan trọng trong việc điều phối thông tin, suy nghĩ và kiểm soát cảm xúc. Rượu có tác động gây trầm cảm, làm suy giảm khả năng của hệ thống thần kinh trung ương hoạt động một cách bình thường, điều này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn hoảng sợ.

Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa

Các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa có thể tăng nguy cơ trầm cảm. Chất béo chuyển hóa tăng nguy cơ làm tắc nghẽn động mạch, gây trở ngại cho luồng máu đến não. Chế độ ăn uống Địa Trung Hải, dựa vào dầu ô liu thay vì chất béo chuyển hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng sức khỏe.

Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn hoảng sợ- Ảnh 3.

Bệnh nhân mắc rối loạn hoảng sợ nên giảm stress bằng cách theo đổi các sở thích cá nhân hoặc tham gia các hoạt động thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.


3. Gợi ý các món ăn cho người bệnh rối loạn hoảng sợ

Nhóm thực phẩm có thể cải thiện tình trạng rối loạn hoảng sợ, giúp người bị rối loạn hoảng sợ cải thiện cảm xúc, làm giảm căng thẳng, hoảng sợ.

Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Chất chống oxy hóa này giúp giảm căng thẳng, đồng thời cải thiện tinh thần. Trà xanh đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để giúp thư giãn, hưng phấn. Một tách trà xanh có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và sảng khoái hơn trước những sự kiện gây căng thẳng.

Cá hồi

Cá hồi và các loại cá giàu axit béo omega-3 có tác dụng tốt cho tâm trạng. Omega-3 có khả năng tăng cường hưng phấn trong não, giảm tác động của hormone gây căng thẳng. Chúng cũng giúp cải thiện khả năng hoạt động của não. Bổ sung cá hồi và các loại cá nhiều dầu vào chế độ ăn giúp làm giảm căng thẳng, lo âu hiệu quả.

Sữa

Sữa là một nguồn cung cấp canxi, vitamin A, D, chất chống oxy hóa và protein. Những thành phần này có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng. Canxi hỗ trợ hoạt động của tế bào thần kinh, trong khi vitamin D có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tinh thần. Một ly sữa ấm có thể làm bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.

Quả bơ

Bơ là loại quả rất giàu dinh dưỡng, có chứa các loại protein, khoáng chất thiết yếu, vitamin E và vitamin C rất tốt cho cơ thể. Với những giá trị dinh dưỡng đó, bơ giúp cho các tế bào thần kinh và các tế bào não được khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng căng thẳng thần kinh.

Gạo lứt

Trong gạo lứt có chứa rất nhiều vitamin B cần thiết cho hoạt động của tất cả các mô, tế bào, và các cơ quan. Vitamin B giúp tim, não cũng như tâm trạng khỏe mạnh, hệ miễn dịch cũng tốt hơn. Vì vậy nếu ăn gạo lứt có thể giúp bạn chống lại căng thẳng, giảm stress và rối loạn tâm trạng. Một chế độ dinh dưỡng có chứa gạo lứt sẽ cải thiện tâm trạng của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và giàu sức sống hơn.

Rối loạn hoảng sợ sau biến cố lớn phải làm sao?Rối loạn hoảng sợ sau biến cố lớn phải làm sao?

SKĐS - Rối loạn hoảng sợ đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột và vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm tưởng sắp chết, cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, hoặc mất kiểm soát bản thân. Cơn hoảng sợ kịch phát thường hay tái phát, kéo dài từ 5 - 20 phút, đôi khi kéo dài 1 giờ.

Bão số 6 Trà Mi có thể gây mưa đến 700mm, cảnh báo ngập lụt diện rộng ở miền Trung.


BSCKII. Nguyễn Cảnh Hùng
Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
Ý kiến của bạn