1.Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ở ống hậu môn bị viêm loét. Tình trạng viêm loét này sẽ tạo thành một ổ viêm loét, kèm theo triệu chứng co thắt hậu môn, gây đau rát khi đi đại tiện.
Nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc hậu môn chủ yếu là do táo bón. Khi bị táo bón, khối phân cứng chắc gây khó khăn khi đại tiện.
Bên cạnh đó thói quen ăn uống không khoa học như: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích sẽ dẫn đến táo bón dài ngày và nứt kẽ hậu môn.
Vì vậy bên cạnh việc bôi thuốc tại chỗ để điều trị, thì chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cần lưu ý đến vấn đề chống táo bón, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh mau lành. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là một trong những cách giúp người bệnh cải thiện tình trạng nứt hậu môn, rút ngắn thời gian điều trị.
2. Các thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn
Táo bón được xác định là thủ phạm chính gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Để ngăn chặn bệnh tiến triển và giảm thiểu đau đớn, chảy máu khi đi cầu, nên bổ sung ngay các thực phẩm dưới đây vào thực đơn:
2.1. Người nứt kẽ hậu môn cần bổ sung thực phẩm nhuận tràng
Tăng cường các thực phẩm nhuận tràng trong bữa ăn là rất cần thiết cho những ai mắc chứng nứt kẽ hậu môn. Nhóm thực phẩm này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy việc đi ngoài diễn ra đều đặn, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
2. 2. Thực phẩm giàu chất xơ
Nguồn chất xơ dồi dào và tốt có rất nhiều trong rau củ quả tươi. Chẳng hạn như:
- Rau cải;
- Cà rốt;
- Mồng tơi;
- Bơ;
- Chuối;
- Bí đỏ;
- Rau chân vịtt;
- Các loại đậu…
Chất xơ trong rau quả giúp hỗ trợ tiêu hóa tích cực. Nhờ vậy, các chất cặn bã trong cơ thể dễ dàng bị phân hủy và thải loại ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Chất xơ cũng giúp người bị nứt kẽ hậu môn tránh được các vấn đề dễ gây ra bệnh này như táo bón hay đại tiện phân lỏng.
2.3. Thực phẩm có nhiều chất sắt
Chất sắt vô cùng quan trọng và cần được bổ sung vào cơ thể người bị nứt kẽ hậu môn vốn dễ bị mất máu cấp khi đi đại tiện.
Người bệnh nứt kẽ hậu môn có thể ăn những thực phẩm cung cấp nhiều sắt cho cơ thể mà không gây táo bón bao gồm:
- Thịt bò thịt lợn;
- Gan động vật;
- Trứng;
- Cá biển;
- Gạo lứt;
- Cá hồi;
- Cá thu;
- Rau chân vịt;
- Rau cải ngọt;
- Óc chó;
- Hạnh nhân…
2.4. Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt
Có nhiều loại thực phẩm nguồn gốc từ sữa (đặc biệt là sữa chua) và các loại củ quả như:
- Khoai tây;
- Bí đỏ;
- Khoai lang;
- Cà chua;
- Đu đủ chín…
Những thực phẩm này đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả.
2.5. Uống nhiều nước quả và nước lọc
Cơ thể người bệnh khi bị nứt kẽ hậu môn rất cần được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc cũng như các loại nước hoa quả tươi như nước cam, bơ, mơ, nha đam, nước ép rau diếp cá, nước dừa,…
Các loại nước ép từ rau quả tươi luôn là nguồn cung cấp vitamin lớn cho cơ thể. Từ đó, người bệnh được tăng sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn nhờ vị giác được kích thích.
3. Thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên tránh
3.1. Thực phẩm cay nóng
Thức ăn cay nóng, nhiều ớt, tiêu… là những thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng, vì sẽ có hại cho hệ tiêu hóa, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn và có thể gây nóng rát khó chịu ở hậu môn. Thực phẩm chứa nhiều ớt tiêu còn có thể gây nóng trong người khiến cho vết nứt rách, lở loét ở hậu môn không thể lành được, thậm chí còn chuyển biến nghiêm trọng.
3.2. Thức ăn có vị quá mặn, quá nhiều dầu mỡ
Các thức ăn quá mặn sẽ dễ hút nước khiến cơ thể thiếu nước khiến phân trở nên khô cứng hơn. Còn các đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tình trạng nứt kẽ hậu môn thêm trầm trọng. Do vậy, người bệnh nứt kẽ hậu môn không nên ăn những thực phẩm này, hãy giảm muối và dầu mỡ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp điều trị nứt kẽ hậu môn thêm hiệu quả.
3.3. Đồ uống có ga và chất kích thích
Đồ uống có ga và chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn… đều không tốt cho người nứt kẽ hậu môn. Khi sử dụng các đồ uống này sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa, đầy bụng, đầy hơi dẫn đến tình trạng đại tiện khó, khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn nặng hơn. Vì thế người bệnh đang điều trị nứt kẽ hậu môn nên tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống này.
4. Gợi ý một số món ăn cho người nứt kẽ hậu môn
4.1. Rau mồng tơi tốt cho người nứt kẽ hậu môn
Mồng tơi là loại rau được ưa chuộng trong mùa hè. Không chỉ bổ dưỡng, dễ ăn, dễ tiêu hóa mà loại rau này còn giúp cơ thể thanh nhiệt, nhuận tràng, rất tốt cho người bị táo bón.
Tác dụng nhuận tràng của rau mồng tơi nhờ chất nhày trong rau làm cho phân mềm. Vì vậy, ăn rau mồng tơi luộc, xào, nấu canh ăn hằng ngày giúp phòng và điều trị táo bón hiệu quả.
4.2. Rau dền
Rau dền có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón. Đặc biệt rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng.
Ăn rau dền đỏ luộc trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn kèm với cơm. Hoặc dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu quả với các trường hợp bị táo bón.
4.3. Khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu tinh bột, chất xơ,…vì thế có thể giúp người bệnh nứt kẽ hậu môn giảm táo bón, nhuận tràng. Khoai lang vừa giúp làm phân mềm, ướt, hỗ trợ tốt cho việc đi ngoài của người bệnh, vừa không gây tổn thương vùng ống hậu môn, tránh cơn đau rát lúc đại tiện.
Một số chất dinh dưỡng có trong khoai lang như các vitamin nhóm B, các dòng khoáng chất khác giúp sinh tân dịch, sản sinh máu,… giúp vết thương ở niêm mạc hậu môn chóng lành.
4.4. Bí ngô
Bí ngô là một nguồn chất xơ tốt giúp cơ thể cảm thấy no, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh, giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.
Do chứa tới 90% là nước nên bí ngô hỗ trợ cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm nguy cơ trướng bụng, đầy hơi hay táo bón.
4.5. Chuối
Chuối chín là một loại trái cây có nhiều lợi ích đối có người bệnh nứt kẽ hậu môn.
Chuối cực kỳ giàu chất xơ, giúp người bệnh nứt kẽ hậu môn ngăn ngừa và giảm chứng táo bón hiệu quả.
Chuối giúp sản sinh máu, phòng ngừa triệu chứng thiếu máu, giúp cho vết thương mau lành. Chuối bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, kích thích nhanh lành vết thương, giảm sưng viêm,…
4.6. Táo
Táo là một trong những tác dụng của táo tươi đấy là chứa một số chất giúp kích thích ruột, giúp nhuận tràng. Táo còn chứa nhiều chất xơ, giúp ruột hút nước, làm mềm phân, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.
Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần thường xuyên ăn táo để giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón, hạn chế đau rát lúc đại tiện.
4.7. Nha đam
Các hoạt chất chứa trong cây nha đam có tác dụng kháng viêm giảm đau. Do đó, có thể sử dụng loại cây này để giảm hiện tượng sưng, phồng rộp của hậu môn. Đồng thời, sự dịu nhẹ của nha đam sẽ giúp xua tan cảm giác nóng rát, khó chịu sau mỗi lần đại tiện.
Với hàm lượng kháng và vitamin dồi dào, nha đam giúp hồi phục những tổn thương ở niêm mạc hậu môn, từ đó hạn chế tình trạng chảy máu. Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng nha đam có thể thực hiện 3 lần mỗi ngày như sau:
- Cắt các bẹ nha đam còn tươi, rửa sạch rồi gọt vỏ bên ngoài.
- Lấy phần gel bên trong lá nha đam.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó bôi lượng gel vừa thu được lên vết nứt.
- Đợi đến khi gel thẩm thấu hoàn toàn vào vết nứt và khô lại thì mới mặc quần.
Sự dịu nhẹ của nha đam sẽ giúp bạn xua tan cảm giác nóng rát, khó chịu sau mỗi lần đại tiện
5. Một số lưu ý giúp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Tuy nhiên quá trình điều trị sẽ rút ngắn và không lo tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay bơi lội.
- Nên vệ sinh hậu môn thường xuyên bằng nước ấm, nước muối pha loãng.
- Tránh ngồi lâu khi đại tiện và rặn mạnh để có thể giảm áp lực lên hậu môn và giúp vết thương mau lành.
- Nên tập thói quen đại tiện đúng giờ để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn.
- Tránh mang vác nặng, đứng ngồi quá lâu một chỗ để gây áp lực lên hậu môn.
- Nên giữ tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan tránh stress.
- Chú ý tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra sự hồi phục của bệnh.