1. Vai trò của ăn uống với người bệnh máu khó đông
Theo các chuyên gia, bệnh máu khó đông là một rối loạn di truyền hiếm gặp và liệu pháp điều trị bao gồm thường xuyên bổ sung các yếu tố đông máu để giúp người bệnh đông máu mỗi khi bị thương.
Thông thường, đông máu là một quá trình thường xuyên giúp chuyển hóa máu từ thể lỏng sang thể rắn để ngăn ngừa mất máu. Khi một mạch máu bị hư hỏng, cơ thể bạn sẽ gửi tiểu cầu đến vị trí bị thương để tạo thành một nút thắt. Các protein quan trọng trong máu của bạn (được gọi là các yếu tố đông máu) cũng tạo ra fibrin để giúp hỗ trợ tiểu cầu.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh máu khó đông có ít yếu tố đông máu hơn hoặc không có yếu tố đông máu nào và không thể tạo cục máu đông đủ mạnh để kiểm soát chảy máu. Do đó, tình trạng chảy máu kéo dài thường gặp ở những người mắc bệnh máu khó đông.
Vì bệnh máu khó đông là một rối loạn di truyền, không có cách nào để ngăn ngừa hoặc chữa khỏi nó. Về điều trị, tiêm yếu tố đông máu là biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát tình trạng rối loạn máu này. Huyết tương từ máu người hoặc cô đặc yếu tố tái tổ hợp có nguồn gốc từ kỹ thuật di truyền là 2 lựa chọn chính cho bệnh nhân hay chảy máu.
Ngoài ra, có một cách đơn giản để giúp kiểm soát bệnh máu khó đông - đó là lựa chọn thực phẩm mà bạn ăn vào. Mặc dù không có một chế độ ăn uống chính thức để tuân theo cho những người mắc bệnh máu khó đông, nhưng có một số thói quen lành mạnh có thể hữu ích.
2. Các thực phẩm người bệnh máu khó đông nên ăn
2.1. Người bệnh máu khó đông nên ăn thực phẩm giàu chất sắt
Sắt là thành phần xây dựng nên hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy và carbon dioxide và myoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào cơ có chức năng lưu trữ và giải phóng oxy cho cơ thể bạn sử dụng.
Trên thực tế, các tế bào hồng cầu chiếm khoảng 70% lượng sắt trong toàn bộ cơ thể. Khoáng chất quan trọng này bị mất khi bị chảy máu. Vì vậy điều quan trọng là phải bổ sung chất sắt thông qua thực phẩm.
Người bệnh máu khó đông nên ăn thực phẩm giàu chất sắt.
Các thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Thịt nạc đỏ;
- Thịt gia cầm,
- Đậu;
- Bí ngô;
- Bông cải xanh;
- Nho khô
- Quả hạch…
Ngoài ra, để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, nên dùng thêm thực phẩm giàu vitamin C, bao gồm: Cam, cà chua, ớt chuông xanh và đỏ, dưa, dâu tây...
2.2. Canxi
Canxi giúp hình thành tiểu cầu, hỗ trợ quá trình đông máu cũng như ngăn ngừa vết thương chảy máu quá nhiều.
Theo thời gian, những người mắc bệnh máu khó đông có thể gặp các vấn đề về sức khỏe xương của họ do chảy máu khớp. Ăn thực phẩm giàu canxi có thể giúp xương chắc khỏe có thể chống lại mọi biến chứng khớp trong tương lai. Canxi cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng cho răng của bạn. Những người bị thiếu canxi có thể dễ bị bệnh nướu răng và chảy máu miệng.
Sữa chua rất giàu canxi.
Các thực phẩm giàu canxi như:
- Sữa chua;
- Bông cải xanh;
- Đậu phụ;
- Cải xoăn;
- Pho mát;
- Sữa đậu nành;
- Măng tây;
- Cam;
- Hạnh nhân;
- Rau lá xanh…
2.3. Vitamin K
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất prothrombin, một chất cần thiết cho quá trình đông máu. Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K cũng cải thiện chức năng gan.
Những thực phẩm giàu vitamin K gồm:
- Rau bina;
- Bông cải xanh;
- Bắp cải;
- Yến mạch;
- Dầu ô liu;
- Trà xanh.
Lưu ý:
Trong thời gian sử dụng thuốc chống đông warfarin, lượng vitamin K phải duy trì ở mức vừa phải. Người bệnh máu khó đông nên hạn chế dùng những thực phẩm như súp lơ xanh,/trắng, cải bó xôi.
Vitamin K rất quan trọng cho sự sản xuất các yếu tố đông máu giúp ngăn ngừa chảy máu, nhưng những thuốc chống đông máu như warfarin phát huy tác dụng bằng cách ức chế vitamin K. Việc tăng lượng chất vitamin K vào cơ thể có thể làm đối kháng tác dụng chống đông máu của warfarin và ngăn cản tác dụng của thuốc.
Vitamin K có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh máu khó đông.
2.4. Vitamin nhóm B
Vitamin B12 có khả năng sản xuất các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, các loại vitamin như vitamin B2, vitamin B3 còn giúp cải thiện lưu thông máu.
Các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B như:
Chuối, đậu Hà Lan, ngô, nước cam, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, thịt gia cầm, cá, sữa, sữa chua, pho mát lên men, ngũ cốc nguyên hạt và đậu nành bổ sung vào chế độ ăn uống sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng máu khó đông.
2.5. Vitamin C
Chế độ ăn uống giàu vitamin C giúp cải thiện quá trình đông máu và sản xuất collagen trong cơ thể.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như:
Dâu tây, cam, táo, kiwi, rau bina, quả việt quất, dứa, đu đủ; trái cây họ cam, quýt hoặc từ rau xanh như: ớt chuông, súp lơ…
2.6. Ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì trắng giàu dinh dưỡng có thể ngon hơn bánh mì nguyên cám, nhưng cách chế biến làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể bạn cần. Hãy tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn và tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch và thực phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt. Cơ thể chuyển hóa ngũ cốc nguyên hạt với tốc độ chậm hơn, giúp quản lý mức đường huyết.
Nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, bánh làm từ bột lúa mì nguyên cám…
2.7. Sử dụng chất béo lành mạnh
Mỡ động vật chứa nhiều chất béo bão hòa và nên tránh. Thay vào đó, hãy chọn các loại dầu có nguồn gốc thực vật khi nấu ăn. Dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè, dầu lạc… là một trong những lựa chọn tốt nhất để lựa chọn.
2.8. Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, các tế bào, mô và cơ quan cũng bao gồm hầu hết là nước. Nước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giúp các cơ quan hoạt động. Bạn cũng có thể thử nước dừa hoặc nước có ga không đường thay thế nước lọc.
3. Những thực phẩm người bệnh máu khó đông nên tránh
Không ăn những loại thực phẩm có xương hoặc cứng, vì có thể gây tổn thương khoang miệng.
3.1. Người máu khó đông nên hạn chế thức ăn có đường
Tiêu thụ đường bổ sung là một trong những cách nhanh nhất để tăng lượng calo rỗng. Cơ thể bạn cần đường – chủ yếu là đường tự nhiên – để cung cấp năng lượng. Bất kỳ loại đường dư thừa nào, chẳng hạn như trong nước ngọt, thực phẩm chế biến và đồ ngọt, được lưu trữ để sử dụng trong tương lai trong gan. Theo thời gian, lượng đường tích tụ và tăng cao dẫn đến tăng cân không mong muốn.
Người máu khó đông nên hạn chế thức ăn có đường.
Hạn chế dùng các loại thức ăn: Nước ngọt, nước tăng lực, trà có đường, bơ, mỡ động vật, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, kẹo, thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm: thực phẩm chiên và bánh nướng (bánh ngọt, pizza, bánh quy).
3.2. Hạn chế một số chất bổ sung
Thuốc bổ sung vitamin E đã được biết là làm tăng nguy cơ chảy máu, đó là lý do tại sao các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật ngừng uống chúng vài tuần trước khi làm thủ thuật. Những rủi ro tương tự này cũng áp dụng cho những người mắc bệnh máu khó đông, vì lượng vitamin E cao có thể trì hoãn thời gian các tiểu cầu kết tụ lại với nhau để tạo thành cục máu đông. Ngoài ra, bổ sung dầu cá cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Loại dầu này là một chất chống đông máu tự nhiên, có nghĩa là nó ức chế khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể.
3.3. Thực phẩm giàu chất béo
Bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào cũng nên bao gồm một số loại chất béo, nhưng lối sống chứa nhiều chất béo có thể gây hậu quả tiêu cực đến cân nặng của bạn vì cơ thể tích trữ chất béo dễ dàng hơn so với carbohydrate. Đổi lại, điều này có thể làm cho các triệu chứng bệnh ưa chảy máu của bạn trở nên tồi tệ hơn.
4. Một vài lưu ý với người bệnh máu khó đông
Để giúp việc điều trị đạt hiệu quả, khi bắt đầu kết hợp những thực phẩm trên vào chế độ ăn uống, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều quan trọng cần nhớ là tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, cần vận động cơ thể thường xuyên để giúp máu lưu thông và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Bỏ thuốc lá: Bởi vì theo thời gian, hút thuốc lá có thể gây ra sự thay đổi bề mặt của tiểu cầu trong máu khiến chúng dễ dính vào nhau hơn và hình thành cục máu đông.
Kiểm soát căng thẳng, cố gắng thư giãn để cân bằng huyết áp...