Dị dạng mạch não là hiện tượng các mạch máu bất thường và rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch nên không cung cấp máu cho nhu mô não.
TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội cho biết: Dị dạng động tĩnh mạch não là một đám rối mạch máu bất thường trong não, hình thành trong thời kỳ bào thai, nối thông động mạch và tĩnh mạch não, không cấp máu cho nhu mô não, khi vỡ gây đột quỵ chảy máu não. Đây là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm nhất.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh dị dạng mạch não
Dị dạng mạch não là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp ổn định huyết áp, giảm căng thẳng cho mạch máu mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Sau khi bệnh nhân phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc, việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân đúng cách đóng vai trò rất lớn trong việc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân:
Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây vỡ dị dạng mạch máu não. Chế độ ăn giàu kali, ít muối và chất béo bão hòa giúp ổn định huyết áp.
Giảm cholesterol: Lượng cholesterol cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hẹp lòng mạch và làm trầm trọng thêm tình trạng dị dạng mạch não.
Cung cấp các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có trong trái cây, rau củ giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm viêm và bảo vệ mạch máu.
Cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết: Các vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin C, magie, kali... giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh cũng như nâng cao thể trạng bệnh nhân.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh dị dạng mạch não
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh dị dạng mạch não. Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Kali: Giúp kiểm soát huyết áp, làm giãn mạch máu, giảm gánh nặng cho tim.
Nguồn thực phẩm: Chuối, khoai lang, rau bina, bơ, các loại đậu.
Magie: Giúp thư giãn mạch máu, ổn định nhịp tim và giảm huyết áp.
Nguồn thực phẩm: Hạt bí ngô, hạnh nhân, rau lá xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt.
Canxi: Cần thiết cho sức khỏe xương và có thể đóng vai trò trong việc điều hòa huyết áp.
Nguồn thực phẩm: Sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh đậm.
Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Nguồn thực phẩm: Cá béo, trứng, sữa, các loại nấm.
Chất xơ: Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol, tăng cường hệ tiêu hóa.
Nguồn thực phẩm: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Omega-3: Giúp giảm viêm, giảm triglyceride, bảo vệ tim mạch.
Nguồn thực phẩm: Cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh.
Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Nguồn thực phẩm: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt chuông.
Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu.
Nguồn thực phẩm: Hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu ô liu.
3. Những nguyên tắc cần nhớ trong xây dựng chế độ ăn
Bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị dị dạng mạch não nên tiêu thụ từ 1.800-2.200 kcal/ngày. Bằng việc tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, bệnh nhân có thể giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Xây dựng thực đơn cho người bệnh nên chọn thực phẩm giàu chất xơ, có trong các loại trái cây và rau xanh để tăng cường hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Chế độ ăn nên bao gồm trái cây, rau tươi, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ đột quỵ.
- Sử dụng các loại thực phẩm thanh đạm, hạn chế chất béo và không nên sử dụng quá nhiều gia vị trong chế biến thức ăn cho bệnh nhân.
- Tăng lượng chất xơ bằng cách ăn các loại thực phẩm như đậu, hạt chia và yến mạch vì chúng có thể làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng, giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Chế độ ăn nên chú trọng các loại thức ăn lỏng, mềm để bệnh nhân dễ hấp thụ và bảo vệ đường tiêu hóa. Hạn chế tiêu thụ muối để kiểm soát huyết áp.
- Bệnh nhân nên duy trì uống đủ nước. Nước giúp duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể.
- Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày, không để bệnh nhân ăn quá no, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có thể khiến bệnh nhân khó thở, nghẹn.
Đối với những trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, hoặc trong tình trạng thực vật, bệnh nhân sẽ được nuôi dưỡng qua ống thông dưới sự giám sát và hướng dẫn của các bác sĩ phụ trách. Để không gây nguy hiểm cho bệnh nhân, dịch sẽ được truyền chậm và nhẹ nhàng vào cơ thể bệnh nhân.
Thực phẩm người bệnh dị dạng mạch não nên ăn:
- Rau xanh: Cải xanh, rau bina, súp lơ, cà rốt...
- Trái cây: Táo, cam, chuối, dâu tây...
- Cá: Cá hồi, cá ngừ, cá thu...
- Hạt và các loại đậu: Hạt chia, hạt lanh, đậu lăng, đậu nành...
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen...
Thực phẩm người bệnh cần hạn chế:
Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, thịt đỏ, đồ ăn chiên xào, các sản phẩm từ sữa nguyên kem.
Hạn chế đồ uống có gas, rượu bia: Các loại đồ uống này có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho tim mạch.
Người bị dị dạng mạch não cần tuân thủ phác đồ điều trị, chăm sóc dinh dưỡng, thực hiện lối sống khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: