Hà Nội

Chạy bộ như vận động viên hay là câu chuyện tự hành xác dưới trời nắng

28-08-2021 07:06 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Không gì tuyệt vời hơn là được tập luyện thể thao trong mùa hè, bởi lẽ bạn sẽ không phải mặc những bộ đồ giữ nhiệt lùm xùm như khi chạy bộ vào mùa đông.

Mùa hè, mùa chạy bộ lý tưởng

Nắng gắt có thể khiến sự vận động của bạn thêm khó khăn. Chưa kể, thời tiết nắng nóng sẽ khiến bạn bị mất nước, mất nhiệt thậm chí rất dễ sốc nhiệt nếu nhiệt độ ngoài trời quá oi bức. 

Mùa xuân hay mùa thu thường là những thời điểm lý tưởng hơn cả cho việc tập luyện thể thao, giữ gìn sức khỏe. Nhưng mùa hè chính lại có nhiều điều đáng để nói chứ không chỉ với nhiệt độ cao và độ ẩm dư thừa. Trời sáng sớm hơn, đồng thời tắt nắng muộn hơn - nghĩa là chúng ta sẽ có nhiều thời gian để có thể tập luyện ngoài trời. 

Thêm vào đó, tất cả các cách tập luyện thể thao như: chạy , bơi lội, đạp xe, đi bộ đường dài… bạn sẽ cảm thấy năng động hơn vào mùa hè, do đó tác động thể chất của bạn sẽ cao hơn. Tiết trời nắng nóng của mùa hè chính là liều thuốc kiểm chứng về tinh thần, sức bền để duy trì cường độ tập luyện một cách hợp lý. Tất nhiên hãy lắng nghe cơ thể của mình để không bị tập luyện quá gắng sức.

Tập thể thao dưới thời tiết nắng nóng cần biết gì? - Ảnh 1.

Chạy bộ dưới thời tiết nắng nóng cần lắng nghe cơ thể

Cơ thể chúng ta thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể thao trong những ngày hè, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao, cơ thể bạn sẽ học cách thích nghi. Sự thích ứng của cơ thể bao gồm cả việc tăng mồ hôi, lượng máu, giảm chất điện phân (bao gồm muối và các chất muối khoáng quan trọng) trong mồ hôi… 

Khi tập luyện dưới thời tiết nắng nóng, cần lưu ý những điều sau: Bổ sung nước trước, trong và sau buổi tập; chuẩn bị trang phục thoáng mát; việc luyện tập thời tiết nắng nóng sẽ hao sức nên cần chú ý nghỉ ngơi và hồi phục. Bạn nên chọn lựa quần áo sáng màu, không bắt nhiệt, chất liệu nhẹ, thoáng mát. Bạn nên cân nhắc giảm cường độ các bài tập nặng trong những ngày nắng nóng.

Tập thể thao dưới cái nắng gay gắt tiềm tàng những rủi ro nguy hiểm như cháy da, say nắng, mất nước, kiệt sức. Tuy nhiên, việc cơ thể của bạn cần phải vận động gấp đôi trong điều kiện thời tiết nóng bức rõ ràng là cơ hội rất tốt cho các bạn có nhu cầu giảm cân. Bạn sẽ giải phóng được nhiều năng lượng hơn với cùng một thời gian vận động.

Tập thể thao dưới thời tiết nắng nóng cần biết gì? - Ảnh 2.

Đạp xe dưới thời tiết nắng bức, oi ả cũng cần hết sức chú ý

Chạy bộ trong môi trường nhiệt độ cao có thể khiến bạn thấy mệt mỏi và thậm chí là kiệt sức 

Để giúp việc đổ mồ hôi diễn ra nhanh, các mạch máu trong cơ thể bắt đầu giãn nở cho phép máu vận chuyển tới bề mặt da nhiều hơn. Đó là lý do tại sao khi chạy dưới tiết trời nắng nóng, cơ thể chúng ta sẽ đỏ lên và các mạch máu cũng có thể quan sát rõ hơn. Mất mồ hôi đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn mất nước. 

Vấn đề là lượng máu được cung cấp đến bề mặt da để giúp cơ thể tiết mồ hôi là không đủ. Vì vậy việc ra nhiều mồ hôi khi chạy bộ trong môi trường nhiệt độ cao có thể khiến bạn thấy mệt mỏi và thậm chí là kiệt sức nếu không được bổ sung nước kịp thời. Trong buổi tập thì tuỳ cơ địa, vì mồ hôi bài tiết ra khác nhau sẽ cần bù nước khác nhau.

 Sau khi tập xong, thì cơ thể vẫn nóng, vẫn đốt năng lượng, cần bổ sung sao cho cơ thể không bị thiếu nước và uống nhiều hay ít thì tuỳ tình hình thực tế và nhu cầu của mỗi người nhưng phải đảm bảo đủ nước, đủ chất điện giải. Những khoáng chất mang điện giải trong cơ thể gồm: Sodium, Potassium, Chloride, Calcium, Sodium chloride... rất quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động cơ bắp, tim của mỗi người. 

Nên uống nước thành phần có chứa các khoáng chất thiết yếu: Potassium (K+), sodium (Na+), chloride (Cl-)… để bù nước, bù khoáng tức thì cho cơ thể lấy lại sức khỏe một cách thuận tiện, nhanh chóng.  

Tập thể thao dưới thời tiết nắng nóng cần biết gì? - Ảnh 3.

Không để cơ thể thiếu nước khi luyện tập thể thao dưới thời tiết nắng nóng

Trước khi tập luyện thể thao trong điều kiện thời tiết nắng nóng 30′, bạn nên uống ít nhất 0.5l nước để chuẩn bị. 

Sau đó, cứ mỗi 15 - 20 phút bạn cần phải uống 200 - 300ml nước để bổ sung cho lượng nước bị thất thoát qua mồ hôi. Nếu những ngày quá nóng hoặc độ ẩm quá cao, luyện tập thể thao ngoài trời hạn chế thời gian từ 10h sáng 16h30 chiều. 

Đừng hưng phấn quá mức mà lao ra đường để rồi hối hận. Nhiệt độ quá cao sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sẽ mất rất nhiều thời gian để cơ thể hồi phục sau một buổi tập luyện kiểu tra tấn. Hãy tập luyện một cách thông minh.

Nên nhớ, tập luyện thể thao liên tục ngoài trời, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng cực độ, lượng tia UV sẽ thâm nhập vào cơ thể mạnh mẽ, khiến da dễ bị tổn thương, cháy nắng và phồng rộp. Thế nên, điều kiện nắng nóng cũng là cơ hội tốt để rèn luyện và nâng cao sự bền bỉ thể chất và sức mạnh tinh thần.



Nguyễn Thiết Hùng
Ý kiến của bạn