Mùa xuân là mùa của muôn hoa đua nở, không chỉ có đào mai, quất mà hoa cúc cũng được nhiều gia đình chọn lựa vì sắc vàng tươi đẹp mắt. Nó sẽ khiến không gian ngày tết thêm ấm cúng, vui tươi, tăng cảm giác đoàn viên của các thành viên trong gia đình sau 1 năm làm việc mệt mỏi, giúp sợi dây tình cảm gia đình gắn bó thêm chặt hơn.
Năm nay, dòng cúc cổ lại hiện hữu ngay tại Hà Nội. Không chỉ có công dụng trang trí nhà cửa vào dịp Tết đến mà cúc cổ còn thể hiện được "đẳng cấp" của người chơi. Những bông hoa cúc cổ mang vẻ đẹp lạ, đáp ứng tính phong thủy khi mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình vào năm mới.
Đặc biệt, càng đến gần Tết Nhâm Dần thì những chậu hoa cúc cổ càng được săn tìm bởi không chỉ giới chơi cây, mà tất cả những ai có nhu cầu về cây hoa cảnh. Vậy điều gì khiến mọi người “sốt sắng” muốn tìm về văn hóa truyền thống và săn đón những chậu cúc độc đáo này?
Cúc cổ - giống cây xưa chỉ xuất hiện trong cung đình dành cho các vị vua, quan
Cúc cổ còn khá xa lạ với nhiều người nhưng với những người sành chơi thì không. Được biết loài hoa này đã xuất hiện từ rất nhiều năm về trước. Theo nghệ nhân Đào Mạnh Hùng (ở Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, đây là giống cây thường chỉ xuất hiện trong cung đình, được dành cho các vị vua, quan bởi nét sang trọng quý phái.
Người nghệ nhân phải mất nhiều năm sưu tầm, đi khắp nơi tìm giống cây này. Thông thường, cây muốn lên được dáng thế đẹp, chuẩn bonsai thì phải mất tới 2 - 3 năm tạo kiểu.
Khi xưa cúc cổ thường chỉ xuất hiện trong cung đình dành cho các vị vua, quan nên rất quý.
Người ta thường trồng cúc cổ vào trong chậu rồi đặt trong phòng khách hoặc một góc nhỏ ở cửa ra vào như một lời mời chào khách, cũng như đón thần tài và may mắn đến thăm nhà vào dịp Tết. Không những vậy khách đến chơi cũng dễ dàng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp rực rỡ của những bông cúc đương kỳ nở rộ hơn. Năm nay các loại cúc cổ đang được rất nhiều người yêu thích bởi giống hoa này cũng rất thích hợp để chơi vào dịp Tết.
Cúc cổ màu tím hút mắt.
Lý do khiến cúc cổ được mọi người săn đón
- Cúc cổ với màu sắc và dáng cây độc đáo, đậm sắc Xuân
Những loại Cúc cổ đặc trưng (như Bạch lệ mi, Hoàng long trảo, Hồng tú kiều, cúc Đại đóa) là những loại cúc lâu niên, nghĩa là có thể chơi được qua nhiều năm. Bên cạnh đó, các giống cúc cổ đều có màu sắc, dáng hoa, dáng cây rất đẹp.
- Mỗi chậu cây là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt để lại ấn tượng cho những ai được nhận
Dưới những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những chậu cúc cổ được nâng tầm trở thành những “tác phẩm nghệ thuật” tinh tế và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
- Một loài hoa giàu ý nghĩa và phù hợp với mọi gia đình
Hoa cúc cổ cũng rất đa dạng màu sắc, chủng loại và mang nhiều ý nghĩa khác nhau phù hợp với mỗi lứa tuổi và hoàn cảnh. Do đó, đây là loài hoa tuyệt vời để làm quà tặng, biếu mà cả những ngày lễ quan trọng trong năm.
Ý nghĩa trong ngày Tết
Cứ vào độ cuối năm là cúc cổ lại đua nhau khoe sắc. Chính vì thế người ta rất thích trưng bày chậu cúc vào dịp năm mới hay khi mùa Xuân đến để vừa đẹp nhà vừa mong cầu may mắn.
Đầu tiên chậu cúc cổ như 1 lời chúc gia chủ vạn thọ vô cương. Thứ hai màu sắc của cúc là đại diện cho sự sung túc, hoàng kim đầy nhà, là sự đoàn viên của mọi người trong gia đình sau một năm bôn ba làm việc vất vả. Đây cũng là lời cầu chúc cho mọi thành viên luôn yêu thương nhau, công việc thuận buồn xuôi gió, nỗi buồn vơi đi, niềm vui nhân lên.
Chậu cúc cổ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới nên được nhiều người yêu thích.
Chậu cúc cổ như 1 lời chúc gia chủ vạn thọ vô cương, là đại diện cho sự sung túc, hoàng kim đầy nhà, sự đoàn viên của mọi người trong gia đình sau một năm bôn ba làm việc vất vả.
Giá bán
So sánh giá cúc cổ với các loại cúc khác đang được bán trên thị trường sẽ cao hơn rất nhiều. Theo tiết lộ của một nghệ nhân tại Hà Nội thì một chậu cúc cổ, có dáng thế chuẩn, hoa nở đẹp, giống quý có thể lên tới 2 triệu đồng.
Do mục đích chính là sưu tầm nên lượng chậu cúc cổ bán ra thị trường khá ít. Tệp khách hàng chủ yếu là những người đam mê và muốn chơi cúc thực sự.
Ảnh: Internet
Video đang được quan tâm
Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?