Hà Nội

Châu Âu và châu Á trao đổi các ý tưởng sáng tạo về quản lý thiên tai

15-09-2016 20:47 | Quốc tế
google news

SKĐS - Hội nghị ASEM về Quản lý và Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai (DRRM) được tổ chức vào ngày 14-15/9 tại Đà Nẵng, Việt Nam đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sáng tạo và công nghệ trong việc chuẩn bị ứng phó tốt hơn trước thiên tai.

ASEM, hay Hội nghị Á-Âu, là một cơ chế đối tác toàn diện có tầm ảnh hưởng nhất giữa châu Á và châu Âu.

Ông Christos Stylianides, Cao ủy châu Âu về Viện trợ Nhân đạo và Quản lý Khủng hoảng cho biết: “Năm ngoái tại Sendai, chúng ta đã nhất trí về những việc cần triển khai nhằm giảm nhẹ rủi ro của các trận thiên tai. Chúng ta có những mục tiêu tham vọng; nếu muốn đạt được các mục tiêu này, chúng ta cần phải có những công cụ tốt nhất có thể. Chúng ta cần phải mở ra những hướng đi chưa từng biết tới đồng thời nhìn lại những việc đang làm với con mắt hoàn toàn mới. Hơn thế nữa, chúng ta hiện đang phải đối mặt với một vấn đề toàn cầu – biến đổi khí hậu với tình trạng nước biển dâng và hạn hán nghiêm trọng đã để lại hậu quả lớn cho các lục địa của chúng ta. Chúng ta không thể thành công nếu không có sự hợp tác quốc tế”.

thien tai, thien tai gay ra hau qua khon luong

Thiên tai, động đất, khô hạn gây ra những hậu quả khôn lường


Tại Hội nghị, chuyên gia đến từ các nước ASEM đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong các dự án cụ thể có sự ứng dụng thành công các công nghệ và sự đổi mới sáng tạo mới nhất vào việc quản lý thiên tai. Họ cũng đã thảo luận về cách thức gắn kết giữa việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nhằm đưa các nội dung này vào một “khuôn khổ tự cường”.

EU, với vai trò là một đồng chủ tịch của ASEM, đã không ngừng nỗ lực thực hiện cam kết của mình trong việc cung cấp hỗ trợ, như đã thể hiện trong việc ứng phó của EU trước cơn bão Hải Yến/Yolanda tại Philipin (2013) khi mả cả viện trợ nhân đạo và hỗ trợ bảo vệ dân sự đều đã được huy động. Tại châu Á, EU cung cấp hỗ trợ tài chính cho hoạt động Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai và cả trong một hành động khắc phục hậu quả thông qua chương trình ECHO của EU về Sẵn sàng ứng phó với Thiên tai (DIPECO), cũng như thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển của EU.

Liên minh châu Âu luôn khuyến khích sự hợp tác sâu sắc hơn trong lĩnh vực giảm nhẹ và quản lý rủi ro thiên tai, đồng thời thúc đẩy một cách tiếp cận chung Á-Âu về việc thực thikhuôn khổ quốc tế sửa đổi của LHQ về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (2015-2030) đã được thông qua vào năm 2015 tại Sendai, Nhật Bản.


NV
Ý kiến của bạn