Châu Âu đối mặt viễn cảnh mịt mờ vì thiếu nguồn cung khí đốt và dầu mỏ

02-04-2022 09:53 | Quốc tế
google news

SKĐS - Những biện pháp hạn chế phân phối xăng dầu sẽ có thể dược áp dụng nhằm kiểm soát nguồn cung trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Châu Âu trong việc thanh toán nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga bằng đồng Rúp.

Cộng hòa Séc đã cấp hơn 250.000 thị thực cho người sơ tán từ UkraineCộng hòa Séc đã cấp hơn 250.000 thị thực cho người sơ tán từ Ukraine

Theo quy định, những người sơ tán phải tới báo cáo cảnh sát trong vòng 30 ngày kể từ khi đặt chân đến Cộng hòa Séc, trừ trẻ em dưới 15 tuổi.

Các nước châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt của Nga, nhưng xung đột giữa Nga và Ukraine vào cuối tháng 2 đã khiến Liên minh châu Âu (EU) và Anh áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt bao gồm cắt giảm nhập khẩu năng lượng của Nga. 

Vào đầu tháng ba, EU đã cam kết cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga trước cuối năm nay, trong khi Anh cho biết sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm 2022. Nhưng những động thái đó được xem là khá rủi ro đối với một khu vực vốn đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng. Việc “thắt lưng buộc bụng” nguồn cung khí đốt và dầu mỏ khiến giá cả mặt hàng này tăng cao kỷ lục ở châu Âu vào năm ngoái. Đơn cử lấy ví dụ ở nước Anh, hóa đơn năng lượng của họ tăng hơn 50% kể từ tháng bốn năm ngoái.

Châu Âu đối mặt viễn cảnh mịt mờ vì thiếu nguồn cung khí đốt và dầu mỏ - Ảnh 2.

Những tấm biển "Xin lỗi, không còn hàng" xuất hiện phổ biến ở các trạm xăng của nước Anh trong tuần này khi tình trạng khan hiếm xăng dầu diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: Bloomberg

Hôm 30/3 vừa qua, chính phủ Đức đã cảnh báo rằng có thể nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về khí đốt và buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế trong việc phân phối. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết giới chức nước này ra thông báo như vậy không có nghĩa là nước này bắt buộc phải dùng đến lượng khí đốt dự trữ thế nhưng người tiêu dùng và các công ty cần phải giảm việc tiêu thụ năng lượng. 

Cùng ngày, chính phủ Áo thông báo đã kích hoạt bước đầu tiên trong kế hoạch khẩn cấp ba giai đoạn nhằm kiểm soát thị trường khí đốt chặt chẽ hơn. Theo giới chức nước này, yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp mà Nga đưa ra là lý do buộc họ phải kích hoạt kế hoạch dự phòng, cùng với đó nếu trong kịch bản tồi tệ nhất, biện pháp phân phối khí đốt theo hạn mức có thể được áp dụng. Theo ông Chi Kong Chyong, Giám đốc Diễn đàn Chính sách Năng lượng của Đại học Cambridge, các quốc gia châu Âu khác có thể cũng sẽ sử dụng các biện pháp khẩn cấp này nếu các nước phương Tây tiếp tục đối đầu với Nga.trong vấn đề năng lượng này.

Vào tuần trước, tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã thông báo trước truyền thông rằng Điện Kremlin sẽ yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp. Hôm 31/3, ông Putin cho biết đã ký một sắc lệnh yêu cầu khách hàng nước ngoài thanh toán khí đốt Nga bằng Rúp bắt đầu từ ngày 1/4.

Châu Âu đối mặt viễn cảnh mịt mờ vì thiếu nguồn cung khí đốt và dầu mỏ - Ảnh 3.

Putin yêu cầu nước ngoài thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp

Jim Watson, giáo sư về chính sách năng lượng kiêm giám đốc của Viện Tài nguyên Bền vững UCL cho biết nước Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc không phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga vì nước này phụ thuộc rất nhiều vào lượng nhập khẩu dầu mỏ chứ không phải nhập khẩu khí đốt. Ông cũng chắc chắn rằng gần như nước này sẽ phải áp dụng hạn mức nhiên liệu cho xe hơi. 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế mới đây công bố một báo cáo nêu lên 10 chính sách mà cơ quan này cho rằng sẽ giúp nhanh chóng cắt giảm nhu cầu dầu toàn cầu khoảng 2,7 triệu thùng/ngày. Một số chính sách được đề xuất gồm giảm tốc độ tối đa trên đường cao tốc, giảm giá vé phương tiện công cộng, đề xuất sáng kiến ngày chủ nhật không có ôtô và lưu thông ô tô cá nhân theo ngày chẵn lẻ ở các thành phố lớn.

Sản phụ ở Phú Thọ tổn thương phổi nặng do Hậu COVID-19


Thùy Linh
Ý kiến của bạn