Những bệnh viện dã chiến được lập mới, tình trạng giường bệnh thiếu thốn nghiêm trọng và sự ngày càng mệt mỏi khi đại dịch hoành hành.
Bệnh nhân COVID-19 tử vong ở Nepal
Virus corona và các biến thể bùng phát khắp châu Á
Lần đầu tiên kể từ khi COVID-19 xuất hiện, Đài Loan (Trung Quốc) đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để ngăn chặn một loại virus đã giết chết hơn 3,3 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tuần trước, Đài Loan (Trung Quốc) phải ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 mới, sau nhiều tháng không hề có ca nhiễm nào.
Các ca bệnh tăng vọt lần đầu tiên ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào và trở lại với số lượng chưa từng thấy trong nhiều tháng qua ở Singapore, Malaysia và Nhật Bản. Ở Osaka (Nhật Bản), nơi có số ca nhiễm mới hàng tuần cao nhất cả nước, các giường chăm sóc đặc biệt đã gần đầy. Khoảng 15 – 17 nghìn bệnh nhân được cho là không được chăm sóc y tế và thống đốc Osaka đã cảnh báo rằng tỷ lệ tử vong có thể tiếp tục tăng.
Trước khi làn sóng dịch mới bùng phát, Singapore được chọn là nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 8 – một sự kiện thường niên vốn chỉ được tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ. Tuy nhiên, các nhà tổ chức đã hoãn lại sự kiện này cho đến năm sau tại một địa điểm không xác định vì "triển vọng du lịch không chắc chắn, tốc độ triển khai tiêm chủng khác nhau và sự không chắc chắn về các biến thể mới” của Singapore.
Theo số liệu mới nhất từ Our World in Data của đại học Oxford (Anh), hơn 60% trong số 10 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận trên toàn cầu trong nửa đầu tháng 5 là ở châu Á.
Xét nghiệm COVID-19 tại Campuchia
Gia tăng các biện pháp phòng vệ
Tại Đài Loan (Trung Quốc), tất cả các không gian công cộng như rạp chiếu phim, thư viện và trung tâm giải trí được yêu cầu ngừng hoạt động, và các trường học công đóng cửa cho đến ít nhất là cuối tháng 5.
Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo rằng Hokkaido, Okayama và Hiroshima sẽ cùng sáu tỉnh của nước này, bao gồm cả Tokyo và Osaka, sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp cho đến cuối tháng 5. Một hiệp hội các bác sĩ bệnh viện ở Nhật Bản đã lên tiếng kêu gọi hoãn Olympic Tokyo 2021, dự kiến được tổ chức tại Tokyo vào tháng 7 tới vì cho rằng đây có thể là cơ hội lưu hành các biến thể có khả năng kháng vắc-xin. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cũng bày tỏ những lo ngại tương tự. Tỷ phú sáng lập kiêm giám đốc điều hành của hãng điện tử tiêu dùng lớn Rakuten (Nhật Bản) cho biết việc tổ chức Olympic Tokyo 2021 là “nhiệm vụ tự sát” đối với Nhật Bản.
Singapore - thành phố được báo Bloomberg (Mỹ) chọn đứng đầu xếp hạng “Khả năng phục hồi sinh động” vào 3 tuần trước với tư cách là nơi tốt nhất để ở trong thời kỳ đại dịch – đang phải áp dụng giãn cách xã hội. Các ca nhiễm mới liên tục tăng lên tại quốc gia đã tiêm chủng cho 1/5 dân số, áp đặt sớm các biện pháp kiểm soát biên giới, triển khai cái gọi là đại sứ từ xa an toàn và bắt buộc người dân phải sử dụng ứng dụng theo dõi liên lạc.
Đợi tiêm vắc xin COVID-19 tại Thái Lan
Trăn trở vắc xin
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Dale Fisher thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết cách duy nhất để ngăn chặn các mối đe dọa mới của đại dịch - và đạt được khả năng miễn dịch đám đông - là tiêm chủng trên diện rộng. "Mức độ cuối cùng là khả năng tiêm chủng cao để quản lý những gì sẽ là một dịch bệnh đặc hữu và có thể diễn ra theo mùa" – ông Fisher cho biết.
Thế nhưng, phần lớn vắc xin COVID-19 đang được lưu trữ tại các nước giàu có, bao gồm Mỹ và các nước ở Châu Âu. Một lượng vắc xin đáng kể đã được chuyển đến các quốc gia như Việt Nam, Lào và Philippines. Các chuyên gia cho biết, việc để hàng triệu người không được tiêm chủng tại các trung tâm đô thị đông đúc với hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các biến thể gây đột biến và kéo dài đại dịch.
“Thế giới cần nhận ra rằng không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn” – ông Abhishek Rimal, điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc Hội Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ quốc tế cho biết. “Tại thời điểm này, Mỹ trông rất tuyệt, nhưng nếu xuất hiện một biến thể đột biến, nó cuối cùng sẽ đến Mỹ . Đây là chu kỳ của một đại dịch. Bạn phải đảm bảo mọi người được an toàn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phân phối vắc xin một cách công bằng” – ông Rimal nói từ Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, nơi đã thực hiện giãn cách xã hội lần thứ ba vào tháng trước.
Biểu tình phản đối tổ chức Olympics Tokyo 2021 tại Nhật Bản
Không chỉ các nước nghèo ở châu Á đang phải vật lộn để có được vắc xin. Các quốc gia có thu nhập trung bình như Thái Lan, Malaysia và Indonesia cũng đang có tỷ lệ tiêm chủng ở mức thấp. Ngay cả một quốc gia giàu có như Nhật Bản, nơi đang trải qua làn sóng thứ tư của bệnh truyền nhiễm, cũng không thể tiêm phòng với tỷ lệ cao như ở các quốc gia có nền kinh tế tương tự khác là Mỹ, các nước Châu Âu khác.
Chưa đến 3% dân số 126 triệu người của Nhật Bản được tiêm phòng đầy đủ. Hiroko Fukushima, một người đàn ông 79 tuổi sống một mình ở quận Ehime của Nhật Bản, đã rất mong muốn được tiêm vắc xin để con gái út của bà có thể đến thăm bà an toàn khi dự lễ kỷ niệm 7 năm ngày mất của chồng bà. Dù đã gọi hơn 150 lần trong vòng 5 ngày, Fukushima vẫn không nhận được lịch hẹn tiêm phòng. Con gái lớn của bà Fukushima cuối cùng cũng dành được cho mình một mũi tiêm vào tháng 6. Bà Fukushima cho biết: “Đến nay, không ai trong số những người hàng xóm của tôi được tiêm phòng. Rất nhiều người trong số họ sống một mình và không có con cái bên cạnh để giúp đỡ họ".