“Chất” y tế Đăk Lăk đổi thay

29-05-2011 12:19 | Tin nóng y tế
google news

Sau hơn hai năm thực hiện Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chất lượng y tế cơ sở của Đăk Lăk đã có chuyển biến đáng kể. Nhiều bệnh viện ở Đăk Lăk đã tiếp cận và làm chủ kỹ thuật do bệnh viện tuyến trên về chuyển giao, giảm tải được bệnh nhân phải chuyển viện.

Sau hơn hai năm thực hiện Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chất lượng y tế cơ sở của Đăk Lăk đã có chuyển biến đáng kể. Nhiều bệnh viện ở Đăk Lăk đã tiếp cận và làm chủ kỹ thuật do bệnh viện tuyến trên về chuyển giao, giảm tải được bệnh nhân phải chuyển viện.

PGS.TS. Nguyễn Chi Lăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến đã trự c tiế p đế n Bệ nh việ n Lao và Bệ nh phổ i Đăk Lăk khảo sát và trực tiếp chuyển giao kỹ thuật nội soi phế quản bằng ống mềm. Đây là một kỹ thuật tương đối hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh phế quản, phổi. Thông qua nội soi có thể lấy dịch xét nghiệm, làm sinh thiết, điều trị, cầm máu, cắt khối u trong phổi và phế quản. So với phương pháp cũ (chụp Xquang), nội soi bằng ống mềm giúp chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác hơn, phát hiện được khối u sớm và quan trọng hơn cả là người bệnh đã có cơ hội được điều trị ngay tại địa phương, không cần phải chuyển lên tuyến trên (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh) như trước, qua đó tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. BS. Trần Vinh, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Chuyển giao kỹ thuật nội soi phế quản bằng ống mềm là một hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề án 1816. Để có thể triển khai kỹ thuật này ngay tại địa phương, ngoài việc được đơn vị đầu ngành chuyển giao kỹ thuật, trước đó, bệnh viện còn được Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ thiết bị, máy móc trị giá trên 1 tỷ đồng. Với sự đầu tư đồng bộ này, bệnh viện là đơn vị đầu tiên trong khu vực Tây Nguyên áp dụng phương pháp nội soi phế quản bằng ống mềm vào khám chữa bệnh cho người dân. Có thể nói, đây chính là hiệu quả rõ ràng nhất mà Đề án 1816 đem lại”.

 Nội soi phế quản bằng ống mềm đượ cứng dụng thành công tại Đăk Lăk.
Viện Huyết học truyền máu Trung ương chuyển giao cho Trung tâm Huyết học truyền máu của tỉnh các kỹ thuật về xét nghiệm tế bào máu, đông máu, điều trị các bệnh về máu, tổ chức thu gom máu và vận động hiến máu…
 
Theo BS. Nguyễn Phi Tiến, Giám đốc Sở Y tế Đăk Lăk, giá trị của Đề án 1816 đem lại là người dân ở các vùng sâu, vùng xa đã được thụ hưởng nhiều kỹ thuật cao, được bác sĩ trực tiếp thăm khám, điều trị. Nhờ có Đề án 1816, 100% xã, phường trên địa bàn tỉnh đã có bác sĩ khám chữa bệnh cho người dân, tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm được 30%. Bên cạnh đó, với việc triển khai Đề án 1816, ngoài việc người bệnh không phải điều trị xa nhà, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại, ăn ở, người thầy thuốc cũngkhông phải đi xa mà vẫn có thể vừa học tập vừa làm chuyên môn ngay tại địa phương, đơn vị mình bởi các bá c sĩ tuyế n trên đã về tận nơi để truyền thụ kinh nghiệm.
 
Có thể thấy, Đề án 1816 có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng. Việc cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới không chỉ đơn thuần là hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn mà còn là truyền đạt kinh nghiệm trong nghề nghiệp giúp cán bộ y bác sĩ tuyến dưới có thêm kỹ năng, thực hiện được nhiều kỹ thuật khó ngay tại địa phương. Đặc biệt, thông qua Đề án 1816, khoảng cách về chăm sóc sức khỏe giữa nông thôn và thành thị, giữa Trung ương và địa phương đang dần được rút ngắn, tạo cho người dân sự tin tưởng đối với y, bác sĩ khi đến khám chữa bệnh ở bất cứ nơi nào trong tỉnh.
 
Ngày 30/5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010. Theo chương trình, dự kiến tại điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu sẽ chủ trì. Đại diện lãnh đạo các ban, ngành ở TW, Hà Nội được mời tham dự hội nghị cùng lãnh đạo các Cục, Vụchức năng của Bộ Y tế sẽ tham dự hội nghị trực tuyến. Theo đại diện Ban tổ chức, có 37 điểm cầu đại diện cho các vùng miền trong cả nước tham dự hội nghị trực tuyến này. Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, trong giai đoạn 2008-2010, số lượt cán bộ được cử đi luân phiên là 3.665. Có 2.504 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành đa được chuyển giao cho tuyến tỉnh. Trong số 2.504 kỹ thuật chuyển giao có 2.243 kỹ thuật được các đơn vị tổ chức đánh giá hiệu quả, theo đó 90% kỹ thuật bệnh viện tuyến dưới đa làm chủ được kỹ thuật và được thực hiện tốt sau khi nhận chuyển giao. Cán bộ đi luân phiên đa khám và điều trị cho 802.486 lượt người bệnh, trực tiếp thực hiện 11.697 ca phẫu thuật, cứu sống nhiều trường hợp người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến không phù hợp của các bệnh viện tuyến dưới trung bình khoảng 30%.
PV

Bài và ảnh: TRẦN LAN


Ý kiến của bạn