Hà Nội

Chất lượng cuộc sống suy giảm do nhiệt miệng

02-12-2020 19:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Đau rát, sưng đỏ cản trở việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày là lo lắng của hầu hết người mắc bệnh nhiệt miệng. Vậy phải làm sao để thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên - nhiệt miệng một cách hiệu quả và an toàn?

Nhiệt miệng (tên khoa học là Aphthous ulcer) là bệnh phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh là xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông bên trong miệng, phía dưới lưỡi hoặc trên nướu. Những vết loét thường có hình dạng tròn hoặc bầu dục, màu trắng hoặc vàng, viền đỏ.

Nhiệt miệng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng các vết loét, sưng đỏ gây ra cảm giác đau rát, rất khó chịu trong việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày.

Trong thời gian điều trị nhiệt miệng, việc ăn uống có lẽ là nỗi “ám ảnh” lớn nhất của hầu hết người bệnh. Những vết loét nhiệt miệng thường gây nên cảm giác đau rát trong khoang miệng. Khi thức ăn chạm vào các vết loét, đặc biệt là thức ăn có vị cay, nóng những vết loét càng bị kích ứng mạnh mẽ và gây cảm giác đau rát hơn. Từ đó gây ra cảm giác ăn không ngon, “sợ” ăn ở người mắc bệnh.

Bên cạnh đó, nhiệt miệng còn gây đau rát và khó khăn trong vệ sinh răng miệng dẫn đến tâm lý không thoải mái, thiếu tự tin trong việc giao tiếp.

Nghiêm trọng hơn nữa, nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách, vết loét do nhiệt miệng sẽ loét nặng hơn, lâu lành, thậm chí nổi thêm nhiều nốt nhiệt miệng cùng thời điểm, sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm cấp, thậm chí sốt cao, đau đầu, mất ngủ,  rối loạn tiêu hóa và có thể bị tái phát nhiều lần. Với những yếu tố trên nếu không chữa trị hiệu quả, chất lượng cuộc sống của người bệnh có thể bị giảm sút chỉ vì nhiệt miệng.

(Ảnh minh họa)

Có những dạng nhiệt miệng nào?

Có 3 dạng nhiệt miệng thường gặp:

Nhiệt miệng thể nhỏ: Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ tới 80%. Ở dạng này, tổn thương vết loét nông, bờ viêm đỏ, đáy trắng xám gây đau rát cho người bệnh. Vị trí thường xuất hiện là ở môi, má và nền miệng có đường kính từ 3mm đến dưới 10mm. Thông thường, những vết loét này sẽ tự lành sau 7 -14 ngày và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể lớn: Đây là thể bệnh nặng nhất của nhiệt miệng, chiếm khoảng 10% trên tổng số người mắc bệnh. Các vết loét trong trường hợp này có kích thước lớn từ 1-3 cm, sâu hơn, bờ nổi cao, đáy trắng. Những vết loét này đau nhiều ở môi, hàm ếch mềm, họng… Khi mắc phải thể bệnh này, người bệnh sẽ chịu tổn thương lâu hơn, kéo dài đến 6 tuần, thường để lại sẹo và tái phát liên tục.

Nhiệt miệng Herpes: Đây là thể bệnh nhiệt miệng ít gặp phải nhất, chiếm khoảng 10%  trường hợp. Vết loét khoảng 1-3mm nhưng tập trung thành lại thành chùm, ở một khu nhỏ hoặc trên diện rộng. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 2 tuần, nhưng tái phát lại sau một thời gian ngắn và có thể để lại sẹo.

Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách nhiệt miệng có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa dẫn đến cáu gắt, mất ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Vì thế, để chấm dứt tình trạng đau rát, khó chịu, người bệnh có thể kết hợp chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng và dùng thuốc gel bôi điều trị nhiệt miệng để giảm đau, kháng viêm, nhanh lành vết thương.

(Ảnh minh họa)

Ưu điểm lớn nhất của gel bôi nhiệt miệng là giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng do thành phần kết hợp giữa Lidocaine (giảm đau) và chiết xuất dịch hoa cúc (kháng viêm). Nhờ vào khả năng bám dính tốt, gel bôi nhiệt miệng tạo ra lớp màng bảo vệ vết loét, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời rất an toàn giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Hơn nữa, tiện lợi trong việc sử dụng, gel bôi trực tiếp vào vết loét, trước khi ăn hoặc trong các cuộc giao tiếp có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.

Trong trường hợp, nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị tốt nhất. Tránh tự ý sử dụng những thảo dược không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét nặng hơn, gây nhiễm trùng vết loét.

Ngoài ra, để hạn chế nhiệt miệng tái phát và nâng cao sức khỏe toàn diện cần lưu ý:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm cay nóng khi cơ thể đang ở tình trạng mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, vitamin B12, kẽm sắt, acid folic,…

- Chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm, pha loãng 2 lần/ ngày.

- Luyện tập thể thao thường xuyên, cân bằng nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng, giảm stress.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


Ý kiến của bạn