Hà Nội

Chất lượng chăm sóc sức khoẻ - kế hoạch hoá gia đình có nhiều chuyển biến nhờ Nghị quyết 21

20-12-2021 13:01 | Y tế
google news

SKĐS - Trong những năm qua, ngành Dân số chú trọng mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhờ đó, hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hoá gia đình, sức khỏe sinh sản cho người dân nói chung có những bước chuyển biến đáng kể...

Ngày 25/10/2017, Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết đã nêu tổng thể 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện 6 mục tiêu toàn diện, bao trùm các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số với 23 chỉ tiêu cụ thể.

Các chuyên gia nhận định, Nghị quyết 21-NQ/TW là bước ngoặt của chính sách dân số hay nói cách khác là một cuộc cách mạng về chính sách dân số ở Việt Nam. Nghị quyết 21-NQ/TW đã tổng kết những thành công, đồng thời cũng nhìn nhận rõ những hạn chế của công tác dân số và chỉ rõ những vấn đề dân số, những tác động của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm, Nghị quyết 21-NQ/TW đề ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp mới cho chính sách dân số của nước ta trong tình hình mới.

Chất lượng chăm sóc sức khoẻ- kế hoạch hóa gia đình có nhiều chuyển biến nhờ Nghị quyết 21 - Ảnh 1.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết 21, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 137/NQ-CP và giao các Bộ, ngành xây dựng 42 chương trình, luật, đề án chương trình hành động nhằm cụ thể hóa. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, một số văn bản luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được ban hành như: Bộ Luật Lao động sửa đổi; Chiến lược dân số đến năm 2030; Chiến lược truyền thông dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh giữa các vùng, các đối tượng đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tới năm 2030; chương trình nâng cao chất lượng dân số, tầm soát sàng lọc bệnh tật trước sinh và sơ sinh…

Theo Tổng cục trưởng Tổng Cục Dân số, Bộ Y tế Nguyễn Doãn Tú, những chương trình, đề án được xây dựng theo Nghị quyết 137/NQ-CP chính là những nội dung quan trọng của công tác dân số trong thời kỳ mới, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Trong suốt thời gian kể từ khi Nghị quyết 21-NQ/TW được ban hành, ngành Dân số đã triển khai đồng bộ các hoạt động phù hợp với yêu cầu chuyển trọng tâm công tác dân số sang Dân số và Phát triển theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW.

Cụ thể, về thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết 21-NQ/TW, ngành Dân số đã tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch, đề án theo nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 137/NQ-CP. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án hướng tới mục tiêu Dân số và Phát triển.

Bên cạnh đó, ngành Dân số đã xây dựng, triển khai nhiều hoạt động truyền thông, đổi mới về hình thức và nội dung phù hợp với việc chuyển trọng tâm chính sách dân số trong tình hình mới; phối hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết 21-NQ/TW, Tổng cục Dân số đã phối hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết 21 để cán bộ và nhân dân hiểu rõ những nội dung chính sách dân số mới.

Ngành dân số các cấp đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các chương trình, đề án hướng tới mục tiêu dân số và phát triển đồng thời các chương trình KHHGĐ, chương trình kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tầm soát dị tật, bệnh tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong đó, chương trình KHHGĐ sẽ tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả, thuận lợi với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số được tiếp tục duy trì và phát triển hiệu quả tích cực. Đề án sàng lọc trước sinh và sau sinh đang mở rộng triển khai tại các cơ sở y tế công lập, qua đó cung cấp kịp thời các thông tin về sàng lọc trước và sau sinh; lập danh sách theo dõi, quản lý đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ để tư vấn, động viên trực tiếp tại các hộ gia đình nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ em sinh ra bị mắc các dị tật bẩm sinh.

Ngoài công tác truyền thông, ngành Dân số chú trọng mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhờ đó, hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe, KHHGĐ, sức khỏe sinh sản cho người dân nói chung có những bước chuyển biến đáng kể.

Ngày 19/12: Có 16.110 ca COVID-19, Hà Nội nhiều nhất cả nước với 1.405 caNgày 19/12: Có 16.110 ca COVID-19, Hà Nội nhiều nhất cả nước với 1.405 ca

SKĐS - Bản tin dịch COVID-19 ngày 19/12 của Bộ Y tế cho biết có 16.110 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất cả nước với 1.405 ca. Trong ngày có gần 10.800 ca khỏi; 214 trường hợp tử vong.


Hoàng Nguyên
Ý kiến của bạn