Chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim

27-07-2017 14:24 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Chất làm ngọt nhân tạo là những chất thay thế cho đường để tạo vị ngọt giống đường nhưng không sinh năng lượng.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim

Một nghiên cứu đã cảnh báo nên hạn chế sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo vì những loại chất này liên quan đến tăng cân lâu dài và tăng nguy cơ béo phì.

Các kết quả cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo hoặc các chất làm ngọt không sinh năng lượng tác động tiêu cực đến chuyển hóa, vi khuẩn đường ruột và sự ngon miệng. Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Manitoba ở Canada cho rằng những người sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo như bao gồm aspartame, sucralose và stevia có thể có nguy cơ bị huyết áp cao và bệnh tim. Theo họ, việc sử dụng rộng rãi các chất làm ngọt nhân tạo liên quan đến đại dịch béo phì và một số bệnh liên quan đến béo phì hiện nay.

Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí CMAJ (Canadian Medical Association Journal), nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên trên 1.003 người được theo dõi trung bình trong vòng 06 tháng. Các thử nghiệm không nhận thấy hiệu quả giảm cân ổn định của các chất làm ngọt liên tục và những quan sát nghiên cứu lâu hơn cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo và các nguy cơ tăng cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe cao hơn. “Chúng tôi nhận thấy dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng không làm rõ các lợi ích mong muốn của các chất làm ngọt nhân tạo trong việc kiểm soát cân nặng,” Ryan Zarychanski, trợ giảng tại trường đại học Manitoba nói. “Cần phải đưa ra các cảnh báo về việc sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo cho đến khi mô tả đầy đủ những tác động sức khỏe lâu dài”, Meghan Azad, trợ giảng tại trường đại học chia sẻ.


BS. Tuyết Mai
Ý kiến của bạn