Hà Nội

Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

SKĐS - Tiểu buốt, tiểu rắt là tình trạng đi tiểu tiện nhiều lần mà lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt và đau buốt. Bệnh có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu...

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu buốt, tiểu rắt là do thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu. Chức năng khí hóa của thận và bàng quang bị trục trặc dẫn đến tình trạng tiểu tiện liên tục, đang tiểu bỗng nhiên đứt quãng, nước tiểu nhỏ giọt kèm theo đau buốt, đau lan xuyên cả lên bụng dưới.

Một số loại thực phẩm phối hợp với thuốc có tác động rất lớn đến chức năng bài tiết nước tiểu của cơ thể, hỗ trợ điều trị chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt đạt hiệu quả tốt.

Một số món cháo hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

- Cháo mã đề tâm sen: Mã đề tươi 60g, tâm sen 20g, gạo tẻ 100g. Thái nhỏ lá mã đề, sắc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho tâm sen và gạo tẻ vào nấu thành cháo; chia ra 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7-10 ngày (1 liệu trình). Nếu chưa khỏi, nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục 1 liệu trình khác.

Cây mã đề là gì? Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe

Cháo mã đề tươi hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

- Cháo chi tử liên tâm: Chi tử (dành dành) 8g, tâm sen (liên tâm) 20g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ và tâm sen nấu thành cháo. Cháo chín, cho chi tử đã nghiền nhỏ vào trộn đều, đun thêm 5 phút nữa là được; chia 2 phần, ăn trong ngày, liên tục 7-10 ngày (1 liệu trình). Nếu chưa khỏi, nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục 1 liệu trình khác.

- Cháo kim thạch: Kim tiền thảo 50g, thạch vi 30g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 30g, gạo tẻ 50g; trước tiên sắc 2 vị thuốc lấy nước, sau cho đậu đỏ và gạo vào nấu cháo; ăn lúc đói bụng, ăn liên tục 10-15 ngày.

- Cháo hồ đào: Hồ đào nhân 120g, gạo tẻ 100g; 2 thứ cho vào nồi, thêm nước, nấu thành cháo loãng, thêm đường ăn; ăn ngày 1-2 lần, liên tục 10-15 ngày.

- Cháo xương dê: Xương chân dê 300g, táo tầu 10 trái, gạo nếp 50g; xương dê rửa sạch, ninh nhỏ lửa khoảng 1 giờ, chắt lấy nước bỏ xương, cho gạo nếp cùng với táo tầu vào nước xương, nấu chín, chia ăn trong ngày; ăn liên tục 7-10 ngày.

- Cháo hạt cau: Bạch truật 12g, tân lang (hạt cau) 16g, dạ dày lợn 1 cái, gạo tẻ 100g. Dạ dày làm sạch, cắt miếng, cùng bạch truật, tân lang, sắc lấy nước, sau cho gạo vào nấu cháo; chia ăn trong ngày, ăn liên tục 7-10 ngày.

Sơn tra là quả gì? Tác dụng của sơn tra chữa mỡ máu, rối loạn tiêu hóa

Vị thuốc sơn tra.

- Cháo sơn tra: Sơn tra 30g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ, cùng nấu thành cháo; chia ăn trong ngày, liên tục 7 ngày.

Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng bài tiết nước tiểu của cơ thể, do đó đối với những người có nguy cơ hoặc đã bị đái rắt, đái buốt cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, hoặc sử dụng nhiều thức ăn lỏng, để xúc tiến quá trình trao đổi thủy dịch trong cơ thể, giúp cơ thể mau chóng đào thải các chất độc hại và hóa giải thấp nhiệt tà độc.
  • Sử dụng nhiều các loại rau quả có tính thanh đạm, như dưa hấu, bí đao, lê, rau cần, ngó sen tươi, rau má...
  • Hạn chế tối đa (hoặc không sử dụng) các loại rau quả, gia vị cay nóng, có tính kích thích mạnh như hành, tỏi, rau hẹ, gừng, ớt...
  • Không uống rượu, không hút thuốc lá...

Mời bạn xem thêm:

Tiểu buốt, tiểu rắt cần chữa theo cách khácTiểu buốt, tiểu rắt cần chữa theo cách khác

SKĐS - Tiểu buốt, tiểu rắt là những triệu chứng vô cùng khó chịu và bất tiện, nếu ai đã từng trải qua thì hẳn không thể nào quên được cảm giác “buốt đến tận óc” đó.

Lương y Đỗ Văn
Ý kiến của bạn