Cháo thuốc dành cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

SKĐS - Trong thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt của người phụ nữ có thể giảm dần, ngắn lại hoặc dài ra, cũng có khi ngưng đột ngột toàn bộ các kỳ hành kinh hàng tháng.

Thời kỳ mãn kinh có thể có sự thay đổi mất cân bằng hormone sinh dục trong cơ thể, nên thường có các hiện tượng bốc hỏa, hồi hộp và khô niêm mạc âm đạo. Một số phụ nữ có thể bị rối loạn cảm xúc, dễ nổi nóng, nhậy cảm, dễ kích động, tim đập nhanh, mất ngủ, tâm trạng không ổn định...

Do đó, đến tuổi mãn kinh, người phụ nữ cần trút bỏ gánh nặng tinh thần không cần thiết, tăng cường rèn luyện cơ thể, chú ý tới thể chất, điều chỉnh chức năng thần kinh. Trong ăn uống, cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, chú trọng bổ âm thanh nhiệt, kị đồ ăn cay, nóng, giữ tâm trạng thư thái, thoải mái.

1. Một số điểm cần chú ý ở phụ nữ mãn kinh

1.1 Phòng chống thiếu máu

Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh cần chú ý ăn các thức ăn giàu sắt, protein và vitamin; dùng các bài thuốc có công dụng kiện tỳ ích khí hoặc nhuận âm bổ huyết.

1.2 Phòng chống thiếu dinh dưỡng và tăng cân khó kiểm soát

Nhiều phụ nữ vào đoạn này dễ bị thiếu canxi và bị loãng xương, cũng như thiếu dinh dưỡng. Do bị rối loạn chuyển hóa nên dễ gây tích tụ mỡ, tăng cân khó kiểm soát, kéo theo việc tăng cholesterol trong máu, xơ cứng huyết quản, vì vậy cần tăng cường ăn bổ sung thức ăn giàu protein (như thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, sữa...), giàu canxi (như các loại đậu, rong biển, rau cần, rau cải trắng, tép khô...), nhất là chú ý không nên ăn quá no.

1.3 Phòng chống tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, mất ngủ

Trong giai đoạn này, do chức năng thần kinh thực vật và vỏ não mất cân bằng, dễ gây huyết áp cao, hồi hộp và mất ngủ. Vì vậy, cần bổ sung các thức ăn giàu vitamin B, thịt nạc, rau xanh và hoa quả...

photo-1677693145312

Hạnh đào nhân dưỡng huyết, thông mạch, nhuận da.

2. Cháo thuốc dành cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

2.1 Cháo gạo nếp, quả dâu

- Nguyên liệu: Quả dâu 30g, gạo nếp 50g, một lượng nước và đường phèn vừa đủ.

- Giá trị dược lý:

+ Quả dâu: Vị ngọt, tính hàn; bổ gan ích thận, bổ ; có thể hỗ trợ điều trị chứng tim đập nhanh, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, táo bón, đau khớp, mồ hôi trộm.

+ Gạo nếp: Vị ngọt, tính ôn; bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, dưỡng phổi ngừa mồ hôi; có thể chữa chứng hư lao, mất sức, đau dạ dày, đau lưng, khát, kiết lỵ, nôn nghén, tự ra mồ hôi.

- Cách làm: Quả dâu rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 10 vớt phút, ra để ráo nước. Gạo vo sạch, cho vào nồi đất với một lượng nước vừa đủ, rồi cho đường phèn, quả dâu vào, nấu thành cháo là được.

- Cách dùng: Chia ăn trong ngày, dùng liên tục trong 5 - 7ngày.

- Công dụng: Bổ gan, thận, nhuận âm kiện tỳ, dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

2.2 Cháo hà thủ ô, vừng đen

- Nguyên liệu: Hà thủ ô 30g, sơn thù du 20g, vừng đen 15g, gạo tẻ 60g, một lượng nước vừa đủ.

- Giá trị dược lý:

+ Hà thủ ô: Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi ôn; bổ tinh huyết, bổ thận, đen tóc, nhuận tràng; có thể chữa chứng gan thận hư suy, tóc bạc sớm, huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, chân tay mỏi mệt, mỡ máu cao, táo bón, đau lưng đau gối.

photo-1677693148271

Sơn thù du có thể chữa chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, khát, nóng trong người.

+ Sơn thù du: Vị chua, tính hơi ôn; bổ gan, thậnC; có thể chữa chứng chóng mặt, ù tai, đau mỏi lưng gối, ra nhiều mồ hôi, khát, nóng trong người.

+ Vừng đen: Vị ngọt, tính bình; bổ gan, thận, mát ngũ tạng, khỏe gân cốt, lợi tiểu tiện; có thể chữa chứng suy nhược cơ thể, chóng mặt, tóc bạc sớm, rụng tóc, tiểu tiện ra máu, táo bón...

Cách làm: Cho hà thủ ô, sơn thù du vào nồi với một lượng nước vừa đủ, sắc đun khoảng 40 phút, chắt lấy nước. Cho gạo đã vo, vừng đen vào nước thuốc, nấu thành cháo rồi cho chín nhừ là được.

- Cách dùng: Chia làm 2 lần, ăn vào buổi sáng - tối. Có thể ăn liền 7-10 ngày.

- Công dụng: Bổ gan thận, ích tinh huyết dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

2.3 Cháo hạt sen, hạch đào

- Nguyên liệu: Hạch đào nhân 20g, hạt sen 18g, gạo tẻ 60g và một lượng nước vừa đủ.

- Giá trị dược lý:

+ Hạch đào nhân: Vị ngọt, tính ôn; bổ gan, thận, định suyễn, dưỡng huyết kiện não, đen tóc, thông mạch nhuận da; có thể chữa chứng ho, hư lao, tiểu dắt, rong huyết khí hư, tóc bạc sớm.

+ Hạt sen: Vị ngọt, chát, tính bình; bổ tỳ ngừa tiêu chảy, cố tinh, dưỡng tâm an thần; có thể chữa trị tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài, chán ăn, tim đập nhanh, mất ngủ, huyết trắng bệnh lý, rong huyết.

- Cách làm: Hạch đào nhân, hạt sen, hạt súng rửa sạch, cho vào nồi đun vừa chín tới. Cho gạo đã vo vào nồi đun tiếp cho đến khi các nguyên liệu chín nhừ là được.

- Cách dùng: Chia làm 2 lần ăn vào buổi sáng - tối, có thể ăn thường xuyên.

- Công dụng: Bổ tỳ ích thận, dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Mời bạn xem thêm video

Video giới thiệu ngày nấm toàn cầu

BS Vũ Quốc Trung
Ý kiến của bạn