Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng chế độ ăn uống và cân nặng đóng vai trò quan trọng trong tiến triển của bệnh tăng huyết áp. Thực hiện chế độ ăn và giảm cân nặng là những biện pháp điều trị không thể thiếu đối với bệnh nhân tăng huyết áp.
Điều chỉnh chế độ ăn và giảm cân nặng là các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc khác là làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng, stress, bỏ rượu và tập thể dục đều đặn.
Các biện pháp trên nếu được thực hiện đồng thời sẽ giúp cho người bệnh tăng huyết áp có thể không cần phải dùng nhiều thuốc hạ huyết áp hoặc không phải dùng thuốc với liều cao.
Gạo lứt
1. Cháo gạo lứt, táo tầu
Thành phần: Mộc nhĩ 30g, gạo lứt 15g, táo tầu 5 quả.
Cách dùng: Mộc nhĩ sau khi đã ngâm nước cho nở, rửa sạch, xé thành miếng nhỏ cùng với gạo lứt vo sạch, táo tầu, đường phèn, nấu cháo, ăn bữa sáng và bữa tối hoặc một bữa phụ trong ngày.
2. Cháo sa sâm, mạch đông
Thành phần: Cát căn 20g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g.
Cách dùng: Cát căn, sa sâm, mạch đông, tán bột, trộn đều. Mỗi lần dùng loại bột này cho vào cháo gạo để ăn. Trên đây là lượng ăn của một ngày. Có thể làm một lúc với số lượng nhiểu, bảo quản để ăn dần thường xuyên cho người bệnh tăng huyết áp.
3. Cháo song nhĩ
Thành phần: Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50g - 100g, đường phèn lượng vừa đủ.
Cách dùng: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, thái thành miếng nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào để ăn. Lượng trên ăn hết trong ngày.
Mộc nhĩ
4. Cháo quyết minh tử
Thành phần: Quyết minh tử và hoa cúc.
Cách dùng: Quyết minh tử đem sao cho đến khi hơi bốc mùi thơm, lấy ra, sau khi để nguội cho vào nấu với hoa cúc lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nấu thành cháo khi cháo chín cho đường phèn vào nấu cho sôi lại là được. Mỗi ngày 1 lần ăn như vậy. Ăn liền 5 - 7 ngày là 1 liệu trình. Những bệnh nhân bị cao huyết áp đang bị tiêu chảy tạm thời không nên dùng cháo này.
5. Cháo xa tiền tử
Thành phần: Xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g.
Cách dùng: Xa tiền tử cho vào túi vải, nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa đủ, cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn hết lượng trên.
Các loại cháo trên có tác dụng điều trị bệnh và có hiệu quả nhất định là các loại cháo bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, không có tác dụng phụ.
Mời bạn xem thêm video:
Đường phố Hà Nội ngày Giỗ Tổ