Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 3.646 người trong một nghiên cứu được thực hiện từ năm 1985- 2018. Những người tham gia trong độ tuổi từ 18-30 và theo dõi trong hơn 30 năm. Phân tích cho thấy hơn 20% trải qua một tỷ lệ cao (bốn hoặc nhiều hơn bảy chỉ số) tiếp xúc với các sự kiện bất lợi thời thơ ấu gây tổn thương về thể chất và tinh thần và những người tham gia gặp rắc rối về sức khỏe từ tuổi trưởng thành trẻ đến tuổi trung niên.
Kết quả cho thấy, những đứa trẻ trải qua những căng thẳng nghiêm trọng - chẳng hạn như bị tổn thương bằng lời nói, thể chất hoặc tinh thần hoặc sống với những người lạm dụng ma túy hoặc rượu - có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 50% trong cuộc sống so với những người tiếp xúc với chấn thương thời thơ ấu thấp. Những người thậm chí tiếp xúc vừa phải với các chấn thương này có nguy cơ tử vong cao hơn 60% do bất kỳ nguyên nhân nào ở tuổi trưởng thành trung niên.
Ở các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, khi đối mặt với những chấn thương trong cuộc sống, trẻ em sẽ có những phản ứng sinh học và hành vi ứng phó không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc và thói quen ăn uống kém, góp phần vào các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống, như huyết áp cao, béo phì, viêm và tiểu đường. Nhưng ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên, trong nghiên cứu dài hạn này còn cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim và tử vong cao hơn ở những người trải qua căng thẳng thời thơ ấu khi họ đến tuổi trung niên so với những người có cuộc sống thời thơ ấu hạnh phúc hơn.
Như vậy, kết quả của nghiên cứu xác nhận thêm rằng bệnh tim mạch không chỉ đơn giản là vấn đề ở tuổi già mà còn bắt nguồn từ những trải nghiệm thời thơ ấu. Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Tiếp xúc với căng thẳng kích hoạt các hormone trong não, có liên quan đến bệnh tim mạch.