Trong dữ liệu bệnh nhân từ năm 1999 - 2013, đã có hơn 126 nghìn người (4,5%) được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ ở độ tuổi từ 50 trở lên với hơn 132 nghìn người đã trải qua ít nhất một chấn thương não nhẹ, chẳng hạn như va đập vào đầu do bóng đá, vợt cầu lông… So sánh với những người không có tiền sử chấn thương não, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ ở người đã từng bị chấn thương não cao hơn (5,3% so với 4,7%). Những người bị thương nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 35% so với người không bị chấn thương. Những người có nhiều chấn thương ở đầu cũng phải chịu rủi ro của chứng mất trí cao gấp 3 lần so với người không bao giờ chịu đựng chứng tổn thương này.Đáng lo lắng hơn, những người bị chấn thương não ở độ tuổi 20 có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao hơn khoảng 30% khi về già so với nhóm người không bị chấn thương.
Theo Giám đốc Nghiên cứu thuộc Cơ quan Nghiên cứu bệnh Alzheimer của Anh, nghiên cứu này được tiến hành đã làm tăng đáng kể các bằng chứng trước đây về mối liên hệ giữa tổn thương ở đầu và nguy cơ sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần làm rõ hơn cơ chế gây ra tình trạng này cũng như không nên bỏ qua những nguyên nhân đã được biết đến gây tình trạng mất trí nhớ như hút thuốc lá, lối sống ít vận động…