Chân hoại tử tím đen chỉ vì vết gai đâm khi lội đầm tôm

27-05-2025 12:31 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Ba ngày trước khi nhập viện, ông T.V.T (55 tuổi, trú tại Thanh Hóa) bị gai đâm vào cẳng chân trái khi lội xuống đầm tôm.

Vết rạch chỉ 0,5 cm giúp bệnh nhân thoát khỏi 3 cuộc mổ mở phức tạpVết rạch chỉ 0,5 cm giúp bệnh nhân thoát khỏi 3 cuộc mổ mở phức tạp

SKĐS - Cùng lúc bóc u xơ tiền liệt tuyến, tán sỏi thận qua da, tán sỏi bàng quang khổng lồ được các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương thực hiện bằng hệ thống laser hiện đại, giúp giảm thời gian can thiệp và hạn chế tối đa rủi ro cho người bệnh.

Ban đầu, vết thương chỉ là một nốt nhỏ, nhưng sau hai ngày, vùng tổn thương sưng phồng, phù nề, bề mặt sần sùi và lan rộng dọc cẳng chân. Bệnh nhân xuất hiện các bóng nước rải rác, kèm theo khó thở, tụt huyết áp.

Gia đình đưa ông đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi tình trạng đã chuyển sang sốc nhiễm khuẩn và suy hô hấp nặng.

Khi nhập viện, tổn thương da đã lan sang cả hai chân, tiến lên đùi và tay với tốc độ rất nhanh. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm mô bào lan tỏa, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng, phải thở máy, lọc máu liên tục.

Đáng chú ý, ông có tiền sử đái tháo đường nặng, dù trước đó bệnh đang được kiểm soát ổn định.

Chân hoại tử tím đen chỉ vì vết gai đâm khi lội đầm tôm- Ảnh 2.

Chân trái của bệnh nhân đã chuyển màu tím đen khi nhập viện. Ảnh: BVCC

Các xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu giảm (50 G/L so với mức bình thường 150–450), dấu hiệu rối loạn đông máu. Men gan AST tăng cao (trên 200 U/L), phản ánh suy gan. Chỉ dấu hoại tử cơ tăng gấp 40 lần (4.000 U/L), báo hiệu hoại tử cơ. Procalcitonin (PCT) tăng vọt (60 ng/mL), chứng tỏ nhiễm trùng huyết nặng. Toan chuyển hóa, suy thận cấp, thiểu niệu.

Chân trái của bệnh nhân đã chuyển màu tím đen, phù to gấp rưỡi, da căng cứng, bóng nhẫy với các mảng hoại tử. Tổn thương lan từ cổ chân lên đùi chỉ trong vòng 24 giờ. Chân phải cũng xuất hiện các mảng da sậm màu, nguy cơ hoại tử toàn thân.

Chân hoại tử tím đen chỉ vì vết gai đâm khi lội đầm tôm- Ảnh 3.

Bệnh nhân đang được hồi sức tích cực bằng thở máy tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Hiện tại, bệnh nhân đang được hồi sức tích cực bằng thở máy, lọc máu, kháng sinh liều cao và thuốc vận mạch. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh nhân rất dè dặt, nguy cơ tử vong cao.

ThS.BS Lê Sơn Việt - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Viêm mô bào là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, khởi phát từ vết thương nhỏ nhưng tiến triển rất nhanh, đặc biệt ở người có bệnh nền như tiểu đường. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và tử vong".

Bác sĩ khuyến cáo:

Người có bệnh nền (tiểu đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch) cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như đầm lầy, ruộng nước.

Mang đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ẩm ướt.

Rửa sạch và sát trùng kỹ các vết thương ngoài da.

Đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện dấu hiệu đỏ, sưng, nóng, đau, nổi bóng nước hoặc lan nhanh.

Viêm mô bào chưa có vaccine phòng ngừa, do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố sống còn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phẫu thuật nạo VA giúp trẻ chấm dứt nghẹt mũi, ngủ ngáy suốt thời gian dài.


Phú Chinh
Ý kiến của bạn