Chặn hệ lụy do thuốc điều trị động kinh lamotrigin

05-03-2017 13:43 | Dược
google news

SKĐS - Những tác dụng không mong muốn khó lường của lamotrigin được phát hiện sau khi đã đưa vào thị trường...

Những tác dụng không mong muốn khó lường của lamotrigin được phát hiện sau khi đã đưa vào thị trường, vì vậy trong các tờ hướng dẫn kèm theo thuốc không ghi đầy đủ. Hiện lamotrigin vẫn còn được lưu hành tại nhiều nước, cũng có ở nước ta với nguồn nhập không chính thức. Cần có sự cảnh giác cần thiết.

Phạm vi dùng rộng rãi

Lamotrigin được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt dùng trong động kinh cục bộ (12/1964) dùng đơn trị liệu cho động kinh cục bộ ở người lớn khi chuyển đổi từ dùng các dạng valrpoat sang (1/2004)), dùng trong động kinh cục bộ trẻ em 2 tuổi; hội chứng Lennox-Gastaut (8/1998). Là thuốc được chọn lựa hàng đầu trong động kinh cục bộ. Thuốc cũng được FDA phê duyệt dùng trong trầm cảm rối loạn lưỡng cực (6/2003). Gân đây nhất cũng được FDA phê duyệt dùng tránh thai khẩn cấp. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong bệnh lý thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh sinh ba, đau nửa đầu, cơn đau do thần kinh, trầm cảm đơn cực, rối loạn mất nhân cách, rối loạn ảo giác, rối loạn tâm thần phân liệt - xúc cảm (schizo- afective), rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Hội chứng Stevens Johnson có thể xảy ra khi dùng lamotrigin.

Nhưng nhiều tác dụng phụ khó lường

Gây phát ban nặng bao gồm cả hội chứng Stevens Johnson:

Tỷ lệ bị phát ban so với số người dùng chữa động kinh ở bệnh nhi 2-16 tuổi là 0,8%, ở người lớn 0,3%. Trong một nghiên cứu thuần tập trên 1.983 bệnh nhi 2-16 tuổi dùng lamotrigin điều trị động kinh có 1 ca tử vong do phát ban nặng. Theo kinh nghiệm thế giới, phát ban nặng của lamotrigin bao gồm sự hủy hoại biểu bì, tử vong; tuy nhiên, con số quá ít nên khó cho phép lượng giá các trường hợp nặng này chính xác. Ngày 4/2/2015, Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản thông báo: Tại nước này đã có 370.000 người dùng lamotrigin chữa động kinh, trầm cảm. Tính từ tháng 9/2014 đến 12/2014 có 4 trường hợp tử vong do các tác dụng phụ của thuốc, nếu tính cả tử vong do tổn thương da nghiêm trọng tương tự nhưng chưa truy cứu đầy đủ nguyên nhân là 12 trường hợp. Tính chung, tỷ lệ gây phát ban do Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản đưa ra cao hơn tỷ lệ biết trước đây. Bộ này đề nghị nhà sản xuất sửa đổi các lưu ý về sử dụng lamotrigin nhằm đảm bảo an toàn.

Trong nhiều trường hợp ghi nhận lamotrigin có thể gây phát ban nhẹ (5% ở người dùng) rồi tự hết, có thể tiếp tục dùng thuốc. Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin chắc sẽ không chuyển sang phát ban nặng. Tất cả các trường hợp phát ban đe dọa tính mạng xảy ra trong vòng 2 -8 tuần dùng thuốc, nhưng cũng có trường hợp xảy ra sau 6 tháng dùng.

Theo kinh nghiệm thế giới, nguy cơ bị phát ban nặng lên do 3 yếu tố: dùng vượt quá liều khuyến cáo ban đầu hoặc dùng vượt quá liều khuyến cáo leo thang của lamotrigin, dùng chung với valproat (yếu tố thứ ba này chưa được chứng minh). Do điều này không thể dự đoán các trường hợp phát ban nặng trong quá trình dùng.

Gây viêm màng não vô khuẩn:

Năm 2010, FDA thông báo từ 12/1994- 11/2009 đã ghi nhận 40 trường hợp viêm màng não vô khuẩn liên quan đến dùng lamotrigin, trong đó có 35/40 trường hợp nặng phải nhập viện. Các triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, ớn lạnh, nôn mửa, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng. Phần lớn hết triệu chứng sau khi ngừng dùng lamotrigin.

Gây nhiều tác dụng không mong muốn khi dùng tránh thai:

Lamotrigin có tác dụng ngăn chặn hoặc trì hoãn việc rụng trứng trong vòng 5 ngày, do đó, FDA phê duyệt dùng để ngừa thai khẩn cấp (biệt dược Ella), dùng uống trong vòng 120 giờ sau khi giao hợp cho mọi lứa tuổi theo đơn của thầy thuốc. Ella có tác dụng không mong muốn gây nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, mệt mỏi. Khuyến cáo không được dùng làm thuốc tránh thai thường xuyên, đặc biệt không dùng cho người cho con bú.

Hội chứng Lennox- Gastaut là hội chứng động kinh do tổn thương thực thể não ở trẻ em gồm những cơn động kinh và thoái triển tâm lý, biểu hiện bằng những cơn co cứng ngắn trong giấc ngủ, các cơn vắng ý thức không điển hình, các cơn mất trương lực làm trẻ ngã đột ngột, các cơn co giật toàn khối hai bên hay cục bộ. Những cơn này xảy ra hàng chục lần và có thể kết hợp với các cơn cục bộ vận động, cơn co - giật toàn bộ hoặc cơn co - giật nửa người. Điện não đồ có hình ảnh bất thường.


DS. Hà Thủy Phước
Ý kiến của bạn