Kalazi cũng kiêm nhiệm công tác y tế dự phòng, bao gồm khám chữa bệnh, “nhưng phẫu thuật thần kinh rất khó thực hiện trong điều kiện chiến tranh và điện thường xuyên bị cúp”, ông cho biết. Kalazi chia sẻ ông và đồng nghiệp hằng ngày phải đối mặt với “nhiều loại vết thương chưa từng gặp trong tư liệu y khoa để tham khảo mỗi khi cấp cứu, phẫu thuật giành lại sự sống cho nạn nhân”, chẳng hạn như một mảnh bom đạn xâm nhập vào cơ thể và gây tương tích bên trong.
“Chúng tôi cần nhiều hơn nữa thuốc và thiết bị y tế”, ông trả lời tờ NewsWeek trong tuần này. Nhưng Kalazi khẳng định cho dù điều kiện ở bệnh viện hiện nay có khó khăn thiếu thôn đến chừng nào, nhưng ông và đồng nghiệp vẫn cố gắng giúp đỡ nhau để cứu sống các nạn nhân chiến tranh.
Kalazi cùng đồng nghiệp làm việc trong một tòa nhà cao tầng mà đối với hầu hết nhiều người trong chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ đó là một bệnh viện. Tòa nhà 3 tầng được sơn màu vàng xám đã cũ kỹ, từng ô cửa sổ lắp kính rệu rã, chấn song bằng sắt han gỉ. Đường dây điện nằm sát gần xuống đất, vỉa hè trước của bệnh viện bong tróc từng mảng gạch lát vì bị trúng bom…
Qủa thực, rất khó hình dung những tòa nhà như thế này là nơi có thể cứu sống mạng ai đó, nhưng đây là hình ảnh thực tế cho mọi cơ sở y tế ở phía Đông tỉnh Aleppo (Syria) đang bị lực lượng nổi dậy chiếm đóng. Theo một số liệu thống kê, hiện chỉ còn khoảng 80 bác sĩ ở lại vùng đất đầy bom đạn công tác, tức là con số này giảm đến 1.500 bác sĩ so với năm 2010. Có đến 95% bác sĩ ở phía Đông Aleppo đã phải tránh lánh nạn, bị bắt hoặc bị giết, theo một báo cáo của tổ chức Bác sĩ vì Nhân quyền. Theo tổ chức nhân đạo quốc tế, có khoảng 680 nhân viên y tế bị hại ở Syria kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát và hơn 300 cơ sở y tế trở thành mục tiêu tấn công.
Theo yêu cầu của bác sĩ Kalazi, Newsweek không đăng ảnh bệnh viện nơi ông đang làm việc nhằm bảo vệ an toàn cho ông và các đồng nghiệp. Kalazi trở về Aleppo cùng với vợ, một bác sĩ nội khoa và con trai 1 tuổi kể từ tháng 4 sau khi chuyển đến Gaziantep, ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, quãng thời gian dài 1,5 năn, thành phố Aleppo trở thành “túi đựng bom”. Ông làm việc với lịch rất dày, 15 ngày đổi ca liên tục trong một tháng cùng với một bác sĩ giải phẫu thần kinh Ai Cập. Kalazi từng thực hiện những ca phẫu thuật kéo dài 40 giờ để cứu sống bệnh nhân.
Một bệnh viện Syria hoang tàn sau khi bị trúng bom và đạn pháo giao tranh giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy
Mặc dù biết rõ có thể trở thành mục tiêu tấn công bất kể khi nào, Kalazi và đồng nghiệp tại bệnh viện từng 35 lần dính bom thùng và pháo kích trong vài năm qua vẫn dũng cảm và lòng tràn đầy hy vọng. Sau khi bệnh viện bị trúng bom vào tháng 2-2014, toàn bộ đội ngũ y bác sĩ chuyển xuống dưới lòng đất hoạt động.
“Chúng tôi đã ở đây khoảng 3 năm rồi, do đó nơi trở nên rất đỗi thân thuộc với chúng tôi. Ngày lại ngày, chúng tôi đều biết rõ, chúng tôi có thể chết. Nhưng chúng tôi luôn mỉm cười, luôn tìm cách kiến thiết lại tổ quốc”, Salazi xúc động chia sẻ. “Cuộc nổi dậy lan đến tỉnh Aleppo vào năm 2012, tuy nhiên thành phố vẫn an toàn cho đến tận năm 2013. Nơi đây bắt đầu trở nên nguy hiểm, khi mọi người bắt đầu chạy trốn vì bom thùng và không kích”, Kalazi kể.
Ông đau đớn kể tiếp: “Một số bệnh nhân bị mất tay, chân sau khi trúng. Số lượng bệnh nhân phụ thuộc vào một ngày có bao nhiêu vụ tấn công và liệu bom thùng có rơi trúng khu dân cư. Có những ngày, bệnh viện của Kalazi tiếp nhận 10-20 nạn nhân”.
Trước ngày NewsWeek trò chuyện với Kalazi, ông điều trị cho một phụ nữ khoảng 30 hoặc trên 30 tuổi bị thương rất nặng. Mảnh bom xuyên vào đùi, làm thủng xương chậu và bụng, gây tổn hại bàng quang và nội tạng của chị. “Chúng tôi cố gắng cầm máu. Nhưng cuối cùng, chị ấy đã chết”, Kalazi vừa khóc vừa kể với Newsweek qua ứng dụng nhắn tin Skype.
Các bác sĩ Syria đang cấp cứu cho một người dân bị thương
Hằng ngày, Kalazi luôn phải cân bằng sự an toàn của vợ và con trai với công việc đầy lòng nhân từ. Bởi thế, ông luôn cảm thấy có một nghĩa vụ thiêng liêng tạo nên sức mạnh giúp ông vượt qua sợ hãi. “Tôi sẽ không rời Aleppo, chắc chắn sẽ không bao giờ tôi rời khỏi nơi đây. Tôi sẽ không rời khỏi tổ quốs Syria”, Kalazi khẳng định.