Đó là hệ tĩnh mạch. Từ những báo cáo y học đến thực tế điều trị, các chuyên gia khẳng định đã đến lúc cần một chiến lược chăm sóc tĩnh mạch toàn diện.
Tĩnh mạch – mảnh ghép quan trọng trong bức tranh bệnh mạn tính
Trong nhiều năm, các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim luôn là trung tâm của mọi chiến lược điều trị bệnh mạn tính. Tuy nhiên, tại Hội thảo khoa học "Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch" do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức vào ngày 09–10/5 vừa qua, một chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt chính là mối liên hệ giữa bệnh lý tĩnh mạch và biến cố tim mạch. Sự kiện quy tụ hơn 1000 chuyên gia tim mạch, nội tiết, lão khoa và y học gia đình, mở ra góc nhìn đa chiều về quản lý sức khỏe toàn diện.

Hội thảo khoa học thường niên với chủ đề "Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch năm 2025" được diễn ra tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS.BS Trương Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhấn mạn"Trong các bệnh lý tim mạch, chúng ta thường tập trung cũng như đã và đang thực hiện ngày càng các tốt hơn việc quản lý các bệnh lý tim mạch phổ biến như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy tim. Ngày hôm nay, hội nghị khoa học Đại học Y Dược với chủ đề "Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch 2025", chúng tôi muốn nhấn mạnh một mảnh ghép quan trọng, đó là bệnh lý tĩnh mạch, đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, một bệnh lý âm thầm nhưng rất phổ biến và có tác động lớn đến sức khỏe tim mạch và chất lượng sống lâu dài của người bệnh."
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA 2018 (The Journal of the American Medical Association), người bị suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) cao gấp 5,3 lần, nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên tăng 1,72 lần và nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Một phân tích khác trên tạp chí BMJ (British Medical Journal) năm 2020 cũng ghi nhận bệnh nhân suy tĩnh mạch có nguy cơ tử vong chung và tử vong do tim mạch tăng đáng kể.

Hội thảo chia sẻ các nội dung về Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch năm 2025
Nghiên cứu năm 2023 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy gần 70% nhân viên y tế có biểu hiện lâm sàng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, và 50% phát hiện dòng trào ngược trên siêu âm Doppler. Những số liệu này tiếp tục khẳng định đây là căn bệnh của lối sống hiện đại: đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động — không phân biệt tuổi tác hay nghề nghiệp.
Dù tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, nhưng phần lớn cộng đồng vẫn xem nhẹ suy giãn tĩnh mạch, cho rằng đây chỉ là vấn đề thẩm mỹ hoặc bệnh của người lớn tuổi. Ngay cả nhân viên y tế — nhóm đối tượng hiểu rõ bệnh lý — cũng thường chủ quan với những dấu hiệu như nặng chân, đau mỏi sau khi đứng hoặc ngồi lâu. Chính sự chủ quan này khiến nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và tăng nguy cơ biến cố tim mạch.
Giải pháp toàn diện: từ kiểm soát triệu chứng đến chăm sóc thành mạch lâu dài
Để giảm thiểu nguy cơ và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch không chỉ dừng lại ở việc cải thiện triệu chứng đau nhức, nặng chân mà cần tập trung bảo vệ và phục hồi thành tĩnh mạch bền vững. Đây cũng là xu hướng được nhấn mạnh tại hội thảo: kết hợp điều trị nội khoa, vận động hợp lý và sử dụng các sản phẩm chăm sóc thành mạch.
Quan trọng hơn cả, các chuyên gia tại hội thảo đều thống nhất rằng việc chăm sóc tĩnh mạch cần đi đôi với việc điều chỉnh lối sống: vận động nhẹ sau mỗi 45-60 phút làm việc, kiểm soát cân nặng, tránh đứng lâu – ngồi lâu, kết hợp massage chân và sử dụng tất y khoa khi cần thiết. Việc tầm soát sớm trên những nhóm dân số có nguy cơ cao như nghề nghiệp đứng lâu ngồi nhiều trên 4 tiếng/ ngày bằng siêu âm Doppler dòng tĩnh mạch chi dướilà biện pháp hết sức cần thiết, nhằm phát hiện và kiểm soát bệnh ở giai đoạn sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Có thể thấy, việc quản lý bệnh lý mạn tính toàn diện là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ tập trung vào tim, gan, thận mà cả hệ tĩnh mạch — bộ phận đóng vai trò sống còn trong tuần hoàn ngoại vi — cũng cần được đặt đúng vị trí trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động chăm sóc và bảo vệ thành mạch từ sớm không chỉ giảm thiểu triệu chứng tức thời mà còn giúp phòng ngừa hiệu quả các biến cố tim mạch trong tương lai.
Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tại fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch.
Doanh nghiệp tự giới thiệu