Chăm sóc tâm lý cho trẻ từng bị bạo hành – lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia

31-12-2021 14:00 | Y học 360
google news

Chuyện bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ và cha bạo hành đến tử vong thời những ngày vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với mỗi gia đình và toàn xã hội về vấn nạn bạo hành trẻ em.

Vậy với những đứa trẻ từng bị bạo hành, bị xâm hại, tổn thương thể chất và tinh thần… hướng điều trị và chăm sóc nào phù hợp, để không còn điều đáng tiếc xảy ra?

Di chứng về tinh thần với trẻ bị bạo hành

Khi trẻ bị bạo hành thường có thay đổi về nhiều mặt, cha mẹ và những người xung quanh có thể nhận biết như:

- Về thể chất: Trẻ có biểu hiện cảnh giác quá mức; trẻ dễ giật mình; mệt mỏi/ kiệt sức; ngủ không yên giấc; đau mỏi và đau đớn. 

- Về hành vi: Trẻ thường né tránh những địa điểm và hoạt động gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn, né tránh tiếp xúc hoặc cách ly về mặt xã hội, mất hứng thú trong các hoạt động thường nhật. 

- Về cảm xúc: Trẻ thường sợ hãi, mặc cảm tội lỗi, tức giận và dễ bị kích động, lo âu và hoảng loạn.

Lâu dần, trẻ bị bạo hành nhưng không được giải thoát và điều trị tâm lý kịp thời có thể bỏ học, phát sinh nhiều bệnh tâm thần nguy hiểm như: trầm cảm, rối loạn lo âu… Nguy hiểm hơn còn là bệnh chống đối xã hội, tâm lý biến thái, ưa bạo lực, tự sát …

Chăm sóc tâm lý cho trẻ từng bị bạo hành – lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia - Ảnh 1.

Chữa tâm lý cho trẻ bị bạo hành – Rất cần mà rất thiếu…

Nghiên cứu của Bộ công an đối với 2.000 học viên tại các trường giáo dưỡng, khoảng 50% trường hợp có tuổi thơ sống trong tình trạng từng bị bạo hành, bị xâm hại dẫn đến nhận thức sống sai lầm, tiêu cực nhưng gần như không có trẻ nào được điều trị tâm lý.

TS. BSCKII Đinh Đăng Hòe - khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần tại Bệnh viện Hồng Ngọc (Nguyên Giảng viên Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng phòng điều trị ngoại trú Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Trong suốt nhiều năm làm nghề, tôi từng gặp không ít trẻ nhỏ nhưng có biểu hiện rối loạn lo âu, trầm cảm vì áp lực sau khi bị bạo hành hay xâm phạm. Đáng tiếc hầu hết các trường hợp này, tuy trẻ đã được chữa lành lại vết thương thể xác, nhưng những vết thương tinh thần đau đớn lại không được phát hiện và điều trị sớm, trở thành bệnh nặng như trầm cảm, muốn tự sát…"

Chăm sóc tâm lý cho trẻ từng bị bạo hành – lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia - Ảnh 2.

Lời khuyên từ chuyên gia

Với những trẻ đã bị bệnh tâm lý sau khi bạo hành, TS. Đinh Đăng Hòe tư vấn:

"Cách ly" trẻ khỏi những tác nhân, hoàn cảnh nguy hiểm

Với trường hợp cha mẹ "vô tình" bạo hành tinh thần hay thể xác trẻ, ví dụ như chửi mắng, đòn roi, gây áp lực thái quá, bác sĩ tâm lý mong muốn trò chuyện với chính cha mẹ. Trên tinh thần tin tưởng cha mẹ vẫn yêu con nhưng giáo dục, kỳ vọng sai cách, chuyên gia tâm lý sẽ cảnh báo cho cha mẹ những hệ lụy nguy hiểm và hướng chăm sóc trẻ đúng cách.

Với trường hợp trẻ bị bạo hành nghiêm trọng hoặc xâm hại tình dục, quan trọng nhất chính đổi môi trường và cách ly trẻ với những đối tượng trên.

Có người bên cạnh làm chỗ dựa tinh thần

Trẻ bị tâm lý cần một chỗ dựa tinh thần mới để hướng dẫn và vượt qua. Bên cạnh chăm sóc, người đó cần thấu hiểu vết thương của trẻ, trò chuyện thường xuyên và hướng dẫn trẻ cách cư xử đúng mực, tạo dựng lòng tin cho trẻ để trẻ hiểu rằng còn rất nhiều người tốt đáng tin trên đời.

Tạo hoạt động xã hội và môi trường phù hợp cho trẻ tái hòa nhập

Những em bé bị bạo hành sẽ có tâm lý hướng nội, thu mình, sợ hãi xã hội. Không nên ép và vứt trẻ ra một môi trường lạ lẫm để tự xử lý. Thay vào đó hãy lắng nghe mong muốn và cho trẻ thích ứng dần dần với một nhóm người đáng tin ví dụ như cho trẻ theo một nhóm học đàn, học vẽ… theo sở thích của con.

Khám tâm lý và điều trị

Những trường hợp bé bị trầm cảm nặng, rối loạn âu lo, mất ngủ, stress thì bắt buộc đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ lên phác đồ tập luyện và điều trị bằng thuốc cho trẻ. Kết hợp là tư vấn tâm lý và tập luyện phục hồi tinh thần. 

Chăm sóc tâm lý cho trẻ từng bị bạo hành – lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia - Ảnh 3.

Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc với 12 năm hoạt động đã trở thành địa chỉ khám tâm lý đáng tin cậy cho mỗi người bệnh. Bệnh nhân tới đây sẽ được thăm khám trực tiếp với TS. BSCKII Đinh Đăng Hòe – với hơn 30 năm kinh nghiệm, nguyên là giảng viên Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng phòng điều trị ngoại trú Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai.

Thông qua các bài trắc nghiệm tâm lý cùng tư vấn phác đồ điều trị, BS Đinh Đăng Hòe đã giúp nhiều bệnh nhân bị mất ngủ, lo âu, trầm cảm, stress… khỏi bệnh để có chất lượng tốt hơn.

Trẻ bị sang chấn tâm lý, hậu quả của nạn bạo hành Trẻ bị sang chấn tâm lý, hậu quả của nạn bạo hành

SKĐS - Hậu quả của bạo hành trẻ em để lại những tổn thương vô cùng to lớn về thể chất và tâm lý cho con trẻ, đặc biệt là những sang chấn tâm lý, dẫn đến những rối loạn phát triển tâm sinh lý.


PV
Ý kiến của bạn