Những người mắc bệnh này rất dễ có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch với tỷ lệ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng. Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức miễn phí giúp giảm ảnh hưởng của bệnh mỡ máu cao cho cộng đồng là hoạt động thuộc chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt.
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, tăng cholesterol có hại cho cơ thể và giảm lượng cholesterol có lợi của cơ thể
Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Do lối sống và ăn uống thiếu lành mạnh:
- Lười vận động, thừa cân, béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Uống rượu bia.
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật.
Do di truyền: đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol.
Do bệnh lý: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,…
Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.
Triệu chứng bệnh
Bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mỡ máu cao khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng.
Khi bị mỡ máu cao, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp...
Một số trường hợp mỡ máu cao sẽ xuất hiện ban vàng dưới da, da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay nhưng không có cảm giác đau, ngứa.
Biến chứng nguy hiểm
Khi lượng mỡ trong máu quá cao sẽ rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn và làm giảm lượng máu tới mô cơ thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:
- Đột quỵ.
- Nhối máu cơ tim.
- Đái tháo đường
- Bệnh về gan.
- Sa sút trí tuệ…
Cần làm gì để kiểm soát mỡ máu?
Do bệnh tiến triển chậm với các triệu chứng không rõ ràng nên khó phát hiện sớm, nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mỡ máu cao khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng.
Do đó, bạn phải thường xuyên chú ý đến sức khoẻ của mình và tiến hành xét nghiệm máu định kỳ, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp kiểm soát tình trạng mỡ máu cao và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị hiệu quả:
- Ăn uống lành mạnh: ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn chiên xào, mỡ động vật, hạn chế thịt đỏ, ăn thức ăn ít chất béo như cá, các họ đậu, hoa quả tươi, các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ. Gừng và trà sen rất tốt trong việc hỗ trợ giảm mỡ trong máu.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
- Tăng cường vận động cơ thể thường xuyên, nhất là các bài tập giảm mỡ vùng eo bụng.
- Sống thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng.
- Dùng thuốc điều trị: trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ.
Khi các chỉ số mỡ trong máu trở lại mức bình thường thì vẫn nên duy trì các phương pháp nêu trên, giữ lối sống khoa học và đi khám định kỳ thường xuyên.
Phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe rộng rãi về phòng chống các bệnh không lây nhiễm (BKLN) thường gặp như: tăng mỡ máu huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gout... cho người dân sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng sống cho người dân Việt Nam, là mục tiêu của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt.