Hà Nội

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu - yếu tố quan trọng giúp hệ thống y tế thích ứng hiệu quả với phòng chống dịch COVID-19

17-12-2021 10:54 | Y tế

SKĐS - Chăm sóc sức khoẻ ban đầu được coi là thành tố tối quan trọng giúp hệ thống y tế đứng vững và thích ứng hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi đe dọa tới an ninh sức khỏe cộng đồng như đại dịch COVID-19...

Thông tin trên được PGS.TS Phan Lê Thu Hằng- Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế đưa ra tại hội thảo công bố Dự án và Kế hoạch triển khai Dự án tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra ngày 16/12, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu- yếu tố quan trọng giúp hệ thống y tế thích ứng hiệu quả với phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng- Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính nhấn mạnh: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu được coi là thành tố tối quan trọng giúp hệ thống y tế đứng vững và thích ứng hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi đe dọa tới an ninh sức khỏe cộng đồng như đại dịch COVID-19

Hội thảo do Vụ Kế hoạch Tài chính- Bộ Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị liên quan tổ chức  với sự tham dự của Lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, Ban Quản lý dự án Sở Y tế, Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT các huyện Krong Na, Krong Năng, Krong Pak và các trạm y tế tham gia triển khai Dự án.


Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ ban đầu của y tế cơ sở: Cần thiết trong đại dịch

Dự án Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực y tế cơ sở thông qua mô hình dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm tại 26 trạm y tế xã/phường tại 08 tỉnh/thành triển khai mô hình điểm theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2019-2022 nhằm góp phần tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Tại Đắk Lắk, Dự án được triển khai tại 04 trạm y tế: trạm y tế Ea Toh (Krông Năng), Ea Na (Krông Ana), Ea Phê và Hòa Tiến (Krông Pắc) từ tháng 8/2021. Hoạt động can thiệp của dự án tập trung vào bốn mục tiêu chính, cụ thể:  Nâng cao nhận thức về nhu cầu phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến (tập trung vào bệnh tăng huyết áp, các bệnh tim mạch và đái tháo đường) và thay đổi hành vi, lối sống tích cực để tăng cường sức khỏe của người dân trong cộng đồng; 

Tăng cường hiệu quả cơ chế trao đổi thông tin hai chiều, phối kết hợp chặt chẽ giữa trạm y tế xã và TTYT huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh trong việc chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân; 

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu- yếu tố quan trọng giúp hệ thống y tế thích ứng hiệu quả với phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Các đại biểu dự hội thảo

Nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở về truyền thông giáo dục sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã; 

Tác động đến nhà hoạch định chính sách trong việc sử dụng bằng chứng của dự án để củng cố và nhân rộng các dịch vụ về khám phát hiện, chẩn đoán, theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

Để nâng cao hiệu quả triển khai dự án, hoạt động khảo sát đánh giá đã được thực hiện. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy địa phương đã chủ động triển khai các hoạt động theo đúng tiến độ và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận. 

Tính đến tháng 12/2021, tỷ lệ người bị tăng huyết áp (THA) được phát hiện là hơn 72 nghìn người, tỷ lệ người bị THA phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn là hơn 62 nghìn người, đạt 86%; số xã triển khai điều trị tại TYT xã, phường là  37/37 xã, phường, thị trấn đạt 100%; số người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được phát hiện xấp xỉ 18 nghìn người; tỷ lệ người bệnh ĐTĐ phát hiện bệnh được quản lý, điều trị trên 16 nghìn người, đạt 93%; số xã phường đã triển khai quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ là 16/37 chiếm 43%.

Chìa khóa để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và chống dịch hiệu quả

Ngoài các hoạt động trong khuôn khổ dự án, mạng lưới y tế cơ sở của tỉnh Đắk Lắk cũng đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COIVD-19.

PGS. TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế nhấn mạnh tới mạng lưới y tế cơ sở, trước hết chúng ta cần nhận thức rõ những xu hướng chuyển đổi mới về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bao gồm cả những xu hướng chuyển đổi toàn cầu cũng như những điều chỉnh của hệ thống y tế Việt Nam. Trên bình diện toàn cầu, tuyên ngôn Astana định hướng 3 xu hướng chuyển đổi mới liên quan đến chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 

"Tại Việt Nam, hệ thống y tế cũng có những điều chỉnh phù hợp trong tình hình mới, chẳng hạn chăm sóc sức khoẻ ban đầu được coi là chìa khóa để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, cũng như chăm sóc sức khoẻ ban đầu được coi là  thành tố tối quan trọng giúp hệ thống y tế đứng vững và thích ứng hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi đe dọa tới an ninh sức khỏe cộng đồng như đại dịch COVID-19"- PGS.TS Phan Lê Thu Hằng cho biết.

Mặc dù dịch COVID-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, tuy nhiên qua giám sát 04 xã tại các huyện Krông Năng, Krông Ana, Krông Pắc tại tỉnh cho thấy các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ lồng ghép, khám sàng lọc, quản lý và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc tăng huyết áp, tiểu đường có hiệu quả.

Các giải pháp để duy trì bền vững các hoạt động phòng chống bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường nói riêng, các bệnh không lây nhiễm nói chung; sự kết nối liên tục giữa cơ quan y tế và người bệnh; vai trò của y tế cơ sở trong việc quản lý, điều trị, cơ chế, chính sách của cán bộ y tế cơ sở hay giải pháp về truyền thông thay đổi hành vi, lối sống lành mạnh cũng được hội thảo bàn luận sâu và nhất  trí cao.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu- yếu tố quan trọng giúp hệ thống y tế thích ứng hiệu quả với phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã có buổi làm việc nhằm khảo sát, đánh giá sơ bộ các hoạt động của Dự án Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến y tế cơ sở được triển khai tại 04 trạm y tế: trạm y tế Ea Toh (Krông Năng), Ea Na (Krông Ana), Ea Phê và Hòa Tiến (Krông Pắc).

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị Vụ Kế hoạch Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế... tiếp tục quan tâm, hợp tác và hỗ trợ Đắk Lắk. 

Về phía Sở Y tế, sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương bám sát mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động những kết quả và các hoạt động của dự án đã đạt hướng tới duy trì bền vững, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân được hưởng lợi từ chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm trong thời gian tới.

Bộ Y tế: Các cơ sở y tế phân luồng người bệnh phù hợp, rà soát tiêm vaccine COVID-19 để giảm nguy cơ tử vongBộ Y tế: Các cơ sở y tế phân luồng người bệnh phù hợp, rà soát tiêm vaccine COVID-19 để giảm nguy cơ tử vong

SKĐS - Theo Bộ Y tế, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết...

Thái Bình
Ý kiến của bạn