Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng BSCK.I Hoàng Thị Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.
PV: Xin bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần đi khám thai và chăm sóc thai nghén như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Ở Việt Nam hiện nay, mỗi thai phụ từ lúc có thai cho đến khi sinh phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.
Lần khám thai thứ nhất khi có thai trong 3 tháng đầu để xác định đúng mình có thai hay không, đồng thời phát hiện các bệnh lý của người mẹ và phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi để tư vấn cho phù hợp.
Lần khám thai thứ 2 vào 3 tháng giữa để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, xem cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không, đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.
Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để kiểm tra xem thai có thuận không, có phát triển bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không; tiêm mũi uốn ván thứ 2; dự kiến ngày sinh và lựa chọn cơ sở y tế để sinh con.
Ngoài ra, khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt..., cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.
Từ đầu năm đến nay, phòng khám của CDC Nghệ An đã thực hiện khám thai 2.544 lượt; sàng lọc ung thư cổ tử cung 3.605 ca; thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh (Double Test) trong giai đoạn 3 tháng đầu 283 ca; khám phụ khoa 6.666 lượt...
Cần đi khám thai định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho mẹ và con.
PV: BS cho biết chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai quan trọng như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Người mẹ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này.
Đối vối phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau: Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200Kcal/ bữa ăn; Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thêm 450Kcal/bữa ăn, tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.
Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, cần ăn đủ chất đạm động vật, các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc... và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa...
Bà mẹ mang thai cần bổ sung các chất khoáng, canxi, sắt, acid folic, vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.
PV: Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hậu quả của việc suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Thứ nhất, làm tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng cho sản phụ. Tăng nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu, hay ốm yếu và giảm hoạt động.
Thứ hai, tăng nguy cơ thai chết lưu, chết sơ sinh; Tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân; Dị tật bẩm sinh; Tổn thương não; Chậm phát triển trí tuệ; Tăng nguy cơ nhiễm bệnh...
PV: Người mẹ mang thai, chế độ nghỉ ngơi, lao động ra sao?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Khi có thai, nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng, nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, thai phụ ăn ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, thở đều, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.
Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khoẻ mạnh, đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại cũng khó khăn, đồng thời tháng cuối cùng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc 1 tháng trước khi đẻ để có lợi cho cả mẹ và con.
PV: Cảm ơn BS!
Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai đặc biệt quan trọng đối với cả bà mẹ lẫn thai nhi. Phụ nữ mang thai cần được khám thai định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho mẹ và con.
Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng BSCK.I Hoàng Thị Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.
PV: Xin bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần đi khám thai và chăm sóc thai nghén như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Ở Việt Nam hiện nay, mỗi thai phụ từ lúc có thai cho đến khi sinh phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.
Lần khám thai thứ nhất khi có thai trong 3 tháng đầu để xác định đúng mình có thai hay không, đồng thời phát hiện các bệnh lý của người mẹ và phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi để tư vấn cho phù hợp.
Lần khám thai thứ 2 vào 3 tháng giữa để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, xem cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không, đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.
Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để kiểm tra xem thai có thuận không, có phát triển bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không; tiêm mũi uốn ván thứ 2; dự kiến ngày sinh và lựa chọn cơ sở y tế để sinh con.
Ngoài ra, khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt..., cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.
Từ đầu năm đến nay, phòng khám của CDC Nghệ An đã thực hiện khám thai 2.544 lượt; sàng lọc ung thư cổ tử cung 3.605 ca; thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh (Double Test) trong giai đoạn 3 tháng đầu 283 ca; khám phụ khoa 6.666 lượt...
PV: BS cho biết chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai quan trọng như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Người mẹ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này.
Đối vối phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau: Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200Kcal/ bữa ăn; Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thêm 450Kcal/bữa ăn, tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.
Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, cần ăn đủ chất đạm động vật, các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc... và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa...
Bà mẹ mang thai cần bổ sung các chất khoáng, canxi, sắt, acid folic, vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.
PV: Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hậu quả của việc suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Thứ nhất, làm tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng cho sản phụ. Tăng nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu, hay ốm yếu và giảm hoạt động.
Thứ hai, tăng nguy cơ thai chết lưu, chết sơ sinh; Tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân; Dị tật bẩm sinh; Tổn thương não; Chậm phát triển trí tuệ; Tăng nguy cơ nhiễm bệnh...
PV: Người mẹ mang thai, chế độ nghỉ ngơi, lao động ra sao?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Khi có thai, nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng, nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, thai phụ ăn ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, thở đều, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.
Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khoẻ mạnh, đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại cũng khó khăn, đồng thời tháng cuối cùng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc 1 tháng trước khi đẻ để có lợi cho cả mẹ và con.
PV: Cảm ơn BS!
Từ Thành (thực hiện)