Hà Nội

Chăm sóc da bằng tinh dầu

SKĐS - Các loại tinh dầu không chỉ có tác dụng đối với các chứng đau nhẹ, giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ… mà còn có tác dụng chữa lành cho da.

Tinh dầu là chiết xuất tự nhiên từ thực vật, thường thu được bằng cách chưng cất hơi nước. Do tinh dầu tập trung các thành phần hoạt tính dễ bay hơi, nên chúng rất mạnh và hiệu quả vượt trội, đặc biệt đối với làn da...

Tinh dầu hoạt động tổng hợp và phát huy tác dụng khi được kết hợp với nhau, nhưng không vượt quá 3 hoặc 4 loại tinh dầu cùng lúc. Có thể sử dụng chúng để tăng cường tác dụng của kem dưỡng da. Các loại tinh dầu cũng tác động đến sự sảng khoái và cảm xúc khi chúng được kết hợp trong một loại kem hoặc liệu pháp chăm sóc cơ thể, thông qua khứu giác: Đó là hương thơm.

Điều cần biết về 8 loại tinh dầu chữa lành cho làn da - Ảnh 2.

Tinh dầu hoa cam Neroli.

Ví dụ, khi kết hợp tinh dầu (như oải hương) với các loại kem dưỡng da ban đêm sẽ thúc đẩy cảm giác dễ chịu và dễ ngủ; kết hợp với sữa tắm giúp tiếp thêm sinh lực cho làn da và tâm trí; kết hợp với các loại kem dưỡng tay làm mềm mại cho làn da của đôi bàn tay...

1. Chăm sóc cho da thường

Với da bình thường, có thể sử dụng nhiều loại tinh dầu khác nhau: Tinh dầu hoa hồng hoặc gỗ hồng (giúp chống lão hóa), tinh dầu hoa cúc (có khả năng làm dịu căng thẳng), quýt clementin (giúp da sáng khỏe), ylang-ylang (ngọc lan tây, hoàng lan, y lang công chúa giúp săn chắc) hoặc cam đắng (có tác dụng thư giãn). 

Ưu tiên các loại dầu thực vật không quá béo cũng không quá "khô", chẳng hạn như dầu mơ, tinh dầu vani hoặc dầu ô liu.

Công thức: Trộn 1 thìa súp (15ml) dầu thực vật mơ và 1 giọt tinh dầu ylang-ylang. Tinh chất dầu này được sử dụng vào buổi sáng hoặc buổi tối cho toàn bộ khuôn mặt, tránh vùng mắt.

2. Chăm sóc cho da nhạy cảm

Có tác dụng chống viêm và làm dịu, hoa cúc rất phù hợp với làn da dễ bị kích ứng. Trong trường hợp da bị mẩn đỏ, nên dùng loại tinh dầu này. 

Dầu thực vật hạnh nhân ngọt và cúc calendula (cúc vạn thọ, tốt cho trẻ sơ sinh) là thích hợp nhất.

Công thức: Trộn 1ml dầu thực vật hạnh nhân ngọt và 2 giọt tinh dầu hoa cúc giúp làm dịu làn da nhạy cảm hoặc bị kích ứng. Tinh chất dầu này có thể được áp dụng vào buổi sáng hoặc buổi tối cho toàn bộ khuôn mặt, tránh vùng mắt.

Điều cần biết về 8 loại tinh dầu chữa lành cho làn da - Ảnh 4.

Tinh dầu hoa cúc La mã.

3. Chăm sóc bảo vệ da trưởng thành

Tinh dầu của hoa hồng, gỗ hồng mộc và dầu hoa cam Neroli đều tốt cho việc bảo vệ và chống oxy hóa. Chúng được kết hợp với dầu thực vật từ quả tầm xuân của Chile và dầu mơ hoặc dầu argan (một loại dầu thực vật được sản xuất từ nhân cây argan ở Marốc).

Công thức: Trộn 1 thìa súp dầu argan và 2 giọt tinh dầu gỗ hồng sắc. Thoa đều lên mặt, tránh vùng mắt vào sáng và tối, hiệu quả tốt để tái tạo và làm săn chắc làn da trưởng thành.

Điều cần biết về 8 loại tinh dầu chữa lành cho làn da - Ảnh 5.

Tinh dầu hoa oải hương.

4. Thanh lọc cho da nhờn

Tinh dầu tràm trà, hoa oải hương và các loại trái cây họ cam quýt (chanh, cam bergamot -một loại cam chanh) với đặc tính thanh lọc, kháng khuẩn và diệt nấm hoàn toàn phù hợp với da nhờn.

Về dầu thực vật, tinh dầu dưa Kalahari (một loại dưa ở sa mạc Kalahari ở châu Phi) có tác dụng điều tiết quá trình tiết chất nhờn. Hoa oải hương nguyên chất rất hiệu quả trong việc làm khô các mụn nhỏ và giúp chúng mau lành.

Công thức: Trộn 1 thìa súp dầu thực vật hạt phỉ và 2 giọt tinh dầu cam bergamot. Thanh lọc và điều tiết lượng bã nhờn tiết ra từ da hỗn hợp đến da dầu. Chỉ thoa vào buổi tối, tránh vùng mắt.

5. Chăm sóc nuôi dưỡng da khô

Tinh dầu Neroli (một loại hoa cam) có các đặc tính nuôi dưỡng được tăng cường bởi một số loại dầu thực vật, chẳng hạn như bơ, hoa anh thảo, mầm lúa mì (rất bổ dưỡng) và hoa lưu ly. Trong trường hợp nám, tinh dầu của cà rốt và cần tây được khuyên dùng để làm dịu da.

Công thức: Trộn 1 thìa súp dầu mầm lúa mì và 2 giọt tinh dầu Neroli giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da khô, đặc biệt là trong tiết trời lạnh. Thoa đều sáng và tối lên mặt, tránh vùng mắt.

Lưu ý khi sử dụng:

- Nên xử lý các loại tinh dầu một cách cẩn thận và sử dụng chúng có chừng mực.

- Không sử dụng tinh dầu trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, hoặc không có tư vấn y tế trong trường hợp điều trị bằng thuốc hoặc dùng cho trẻ dưới 7 tuổi.

- Nên kiểm tra khả năng bị dị ứng khi sử dụng tinh dầu trước khi sử dụng.

- Cần tránh tối đa sự tiếp xúc của tinh dầu nguyên chất với da. Một số loại có tính gây bỏng rát, kích ứng, chẳng hạn như húng hương, quế, cỏ xạ hương thymol hoặc đinh hương.

- Để sử dụng các tinh dầu này, phải pha loãng tinh dầu trong một thìa dầu thực vật. Và lưu ý không bao giờ cho tinh dầu nguyên chất vào bồn tắm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tặng bằng khen của Thủ tướng cho 138 cá nhân xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19


Hương Thảo
Theo Top Santé tháng 11/2021
Ý kiến của bạn