Chạm một miền xuân - sức sống của thể thơ lục bát

17-02-2017 09:48 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Cuộc thi thơ “Lục bát Tết” sẽ trao giải vào ngày 18/2. Những vần lục bát dự thi luôn tràn ngập đậm đà dấu ấn tâm tình Việt, hơi thở Việt, nỗi niềm đa cảm, đa mang, đa sự... thuần Việt.

Diễn ra vào những ngày tháng Chạp, giáp Tết Đinh Dậu (2017), khi người người hối hả về quê đón Tết hay đang sắp sửa lên đường khám phá những miền đất mới sau một năm làm việc miệt mài, lần đầu tiên Saigon Books tổ chức một cuộc thi thơ như “Lục bát Tết”.

Việc nhận được gần 1.000 bài thơ của các tác giả trong và ngoài nước, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư sau 2 tuần diễn ra (từ ngày 20/01/2017 - 03/02/2017) là một thành công không nhỏ đối với Ban Tổ chức. Nói như nhà thơ Cao Xuân Sơn thì: “Cuộc thi "Lục bát Tết" phát động thật đúng lúc. Nó là sự khơi mở nhẹ nhàng để rồi như hiệu ứng dây chuyền làm bùng nổ vô số ngóc ngách mạch nguồn xúc cảm với Tết, với Xuân, với quê hương trong lòng người Việt ở khắp nơi”...

Từ gần 1.000 bài thơ, Ban Tổ chức đã tiến hành đọc, thẩm định và chọn ra 446 bài thơ vào Sơ khảo, được thiết kế kèm hình ảnh nghệ thuật và đăng lên website và Fanpage https://www.facebook.com/saigonbooks/, nhận được nhiều bình luận tán thưởng và ủng hộ của độc giả. Từ 446 bài thơ này, Ban Tổ chức tiếp tục chọn ra 158 tác phẩm của 50 tác giả vào vòng Chung khảo. Những tác phẩm vào vòng Chung khảo ngay lập tức được chuyển đến Ban Giám khảo, gồm: nhà thơ Nguyễn Thái Dương, nhà thơ Cao Xuân Sơn và nhà văn Trần Nhã Thụy, chấm điểm độc lập.

Buổi tổng kết và trao giải cuộc thi thơ “Lục bát Tết” sẽ được diễn ra vào lúc 16h00 ngày 18/02/2017 tại Sân khấu chính, Đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài Ban Giám khảo, gồm: nhà thơ Nguyễn Thái Dương, nhà thơ Cao Xuân Sơn, nhà văn Trần Nhã Thụy; buổi tổng kết và trao giải còn có sự tham dự của nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Nguyễn Phong Việt cùng đông đảo bạn đọc yêu thơ.

Ngoài trao giải, Ban Giám khảo cùng các khách mời và bạn đọc yêu thơ sẽ cùng giao lưu xoay quanh các chủ đề: Sức sống của thể thơ lục bát, Những người viết trẻ hiện nay còn mặn mà với thể thơ truyền thống của dân tộc nữa hay không?...

Đặc biệt, trong buổi tổng kết và trao giải,  tuyển tập thơ “Chạm một miền Xuân”. Đây là tuyển tập thơ tập hợp 158 bài thơ vào Chung khảo cuộc thi thơ “Lục bát Tết” sẽ được giới thiệu đến bạn đọc.

Chạm một miền xuân - sức sống của thể thơ lục bát

Nhà thơ Cao Xuân Sơn: Quả là một diễm phúc thật sự!

Cuộc thi Lục bát Tết phát động thật đúng lúc. Nó là sự khơi mở nhẹ nhàng để rồi như hiệu ứng dây chuyền làm bùng nổ vô số ngóc ngách mạch nguồn xúc cảm với Tết, với Xuân, với quê hương trong lòng người Việt ở khắp nơi. Những vần lục bát dự thi luôn tràn ngập đậm đà dấu ấn tâm tình Việt, hơi thở Việt, nỗi niềm đa cảm, đa mang, đa sự... thuần Việt.

Được chìm đắm, ngụp lặn trong dòng chảy tâm tình bổi hổi ấm áp ấy giữa những ngày Xuân quê hương, quả là một diễm phúc đích thực.

Chỉ diễn ra trong thời ngắn nhưng có đến ngót ngàn bài thơ gửi về tham gia cuộc thi, điều đó cho thấy thơ lục bát như dòng sông ngầm thao thiết chảy, sung mãn và bền bỉ vô cùng. Có thể tìm thấy rất nhiều câu thơ hay thảng thốt, nhiều ý tứ mới mẻ lạ lùng, nhưng số bài thật sự gây được ấn tượng mạnh, có sức ám ảnh cao chưa nhiều. Dù vậy, với tôi, cuộc thi chắc chắn sẽ để lại dư âm tốt. Thể thơ lục bát “quốc hồn quốc túy” thêm một lần được tôn vinh và khẳng định.

Hy vọng cuộc thi Lục bát Tết sẽ được duy trì, tiếp nối vào những năm sau như một mỹ tục mới, và chúng ta lại hồi hộp chờ đợi những dấu ấn tiếp theo...

Nhà thơ Nguyễn Thái Dương: Ngạc nhiên mấy bận...

Ngạc nhiên đầu tiên là... Tết mà Lục bát Tết “dụ” được người ta làm thơ. Ngạc nhiên tiếp: đang Tết thong dong, thơ bị khoanh vào thể điệu gò bó mà người ta vẫn hoan hỉ hưởng ứng Lục bát Tết. Ngạc nhiên thêm: già trẻ, trai gái, có hoặc chưa có tên tuổi đều trải lòng... ứng thí với Lục bát Tết.

Mấy ngạc nhiên ấy giúp người chấm thi hào hứng... “xúi” Ban tổ chức Lục bát Tết năm tới, xuân Mậu Tuất 2018, làm tiếp và làm ngon hơn, cụ thể là làm rộng hơn thời gian dự thi và nâng cao... nội dung giải thưởng.

Nhà văn Trần Nhã Thụy: “Trúng chưởng” tứ thơ Lục bát Tết

Trong ba giám khảo tham gia chấm thi Lục bát Tết lần này thì tôi là người đại diện cho phía chủ nhà Saigon Books. Là người chuyên viết văn xuôi, cho nên làm giám khảo thơ có vẻ tréo ngoe và cũng không ít áp lực. Tuy nhiên cuối cùng tôi tham gia với tâm trạng rất thoải mái vì đã loại bỏ được tâm thế “soi xét” của giám khảo mà thay vào đó là tâm thế “thưởng thức” của một bạn đọc.

Theo thiển ý của tôi thì lục bát là một cuộc chơi “tuyệt đỉnh công phu” về kỹ thuật gieo vần. Nhưng nếu lục bát chỉ chăm chú, khư khư, câu nệ vào chuyện “khớp vần” thì có khi lại hỏng. Nếu như ai có con mắt soi mói “luật lệ” khắt khe khắc nghiệt thì có lẽ ngay cả Kiều của Nguyễn Du cũng mắc “lỗi”. Nhưng ai dám chê Kiều dở và Nguyễn Du bất tài?

Lục bát, theo ý tôi ăn thua nhau là ở tứ thơ. Một tứ thơ lạ, mới, hay sẽ như một “chưởng” đánh trúng tim bạn đọc. Ở cuộc thi Lục bát Tết này tôi không ít lần bị... dính chưởng như thế. Ngoài tứ thơ xuất thần, lục bát còn đòi hỏi cảm xúc thật, gần gụi, mộc mạc... Do đó lục bát, nếu đơn thuần chỉ là vần vè thì có nguy cơ trở thành hàng giả, như người ta chưng hoa giả ngày Tết vậy.

Rất mừng là cuộc thi lần này có rất nhiều hoa thật.

Hoa thật dù không nở tưng bừng, thỏa mãn thị giác, nhưng chỉ vài nụ hé là hương thơm bắt đầu thầm thì, lan tỏa...

Nhà thơ Cao Xuân Sơn: Quả là một diễm phúc thật sự!
Cuộc thi Lục bát Tết do Saigon Books phát động thật đúng lúc. Nó là sự khơi mở nhẹ nhàng để rồi như hiệu ứng dây chuyền làm bùng nổ vô số ngóc ngách mạch nguồn xúc cảm với Tết, với Xuân, với quê hương trong lòng người Việt ở khắp nơi. Những vần lục bát dự thi luôn tràn ngập đậm đà dấu ấn tâm tình Việt, hơi thở Việt, nỗi niềm đa cảm, đa mang, đa sự... thuần Việt.
Được chìm đắm, ngụp lặn trong dòng chảy tâm tình bổi hổi ấm áp ấy giữa những ngày Xuân quê hương, quả là một diễm phúc đích thực.
Chỉ diễn ra trong thời ngắn nhưng có đến ngót ngàn bài thơ gửi về tham gia cuộc thi, điều đó cho thấy thơ lục bát như dòng sông ngầm thao thiết chảy, sung mãn và bền bỉ vô cùng. Có thể tìm thấy rất nhiều câu thơ hay thảng thốt, nhiều ý tứ mới mẻ lạ lùng, nhưng số bài thật sự gây được ấn tượng mạnh, có sức ám ảnh cao chưa nhiều. Dù vậy, với tôi, cuộc thi chắc chắn sẽ để lại dư âm tốt. Thể thơ lục bát “quốc hồn quốc túy” thêm một lần được tôn vinh và khẳng định.
Hy vọng cuộc thi Lục bát Tết sẽ được duy trì, tiếp nối vào những năm sau như một mỹ tục mới mà Saigon Books là người kiến tạo, chăm chút. Và chúng ta lại hồi hộp chờ đợi những dấu ấn tiếp theo...
Nhà thơ Nguyễn Thái Dương: Ngạc nhiên mấy bận...
Ngạc nhiên đầu tiên là... Tết mà Lục bát Tết “dụ” được người ta làm thơ. Ngạc nhiên tiếp: đang Tết thong dong, thơ bị khoanh vào thể điệu gò bó mà người ta vẫn hoan hỉ hưởng ứng Lục bát Tết. Ngạc nhiên thêm: già trẻ, trai gái, có hoặc chưa có tên tuổi đều trải lòng... ứng thí với Lục bát Tết.
Mấy ngạc nhiên ấy giúp người chấm thi hào hứng... “xúi” Ban tổ chức Lục bát Tết năm tới, xuân Mậu Tuất 2018, làm tiếp và làm ngon hơn, cụ thể là làm rộng hơn thời gian dự thi và nâng cao... nội dung giải thưởng.
Nhà văn Trần Nhã Thụy: “Trúng chưởng” tứ thơ Lục bát Tết
Trong ba giám khảo tham gia chấm thi Lục bát Tết lần này thì tôi là người đại diện cho phía chủ nhà Saigon Books. Là người chuyên viết văn xuôi, cho nên làm giám khảo thơ có vẻ tréo ngoe và cũng không ít áp lực. Tuy nhiên cuối cùng tôi tham gia với tâm trạng rất thoải mái vì đã loại bỏ được tâm thế “soi xét” của giám khảo mà thay vào đó là tâm thế “thưởng thức” của một bạn đọc.
Theo thiển ý của tôi thì lục bát là một cuộc chơi “tuyệt đỉnh công phu” về kỹ thuật gieo vần. Nhưng nếu lục bát chỉ chăm chú, khư khư, câu nệ vào chuyện “khớp vần” thì có khi lại hỏng. Nếu như ai có con mắt soi mói “luật lệ” khắt khe khắc nghiệt thì có lẽ ngay cả Kiều của Nguyễn Du cũng mắc “lỗi”. Nhưng ai dám chê Kiều dở và Nguyễn Du bất tài?
Lục bát, theo ý tôi ăn thua nhau là ở tứ thơ. Một tứ thơ lạ, mới, hay sẽ như một “chưởng” đánh trúng tim bạn đọc. Ở cuộc thi Lục bát Tết này tôi không ít lần bị... dính chưởng như thế. Ngoài tứ thơ xuất thần, lục bát còn đòi hỏi cảm xúc thật, gần gụi, mộc mạc... Do đó lục bát, nếu đơn thuần chỉ là vần vè thì có nguy cơ trở thành hàng giả, như người ta chưng hoa giả ngày Tết vậy.
Rất mừng là cuộc thi lần này có rất nhiều hoa thật.
Hoa thật dù không nở tưng bừng, thỏa mãn thị giác, nhưng chỉ vài nụ hé là hương thơm bắt đầu thầm thì, lan tỏa...

PV
Ý kiến của bạn