Chậm đóng, trốn đóng BHXH có thể bị hoãn xuất cảnh, tạm ngừng sử dụng hóa đơn

02-11-2023 20:04 | Thời sự
google news

SKĐS - Trước hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động thời gian qua, nhiều ĐBQH cho rằng, cần quy định chặt và có chế tài xử lý mạnh hơn để hạn chế tình trạng này.

Thảo luận tại tổ chiều 2/11, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, dự thảo luật chưa đặt trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước ở lĩnh vực BHXH. Theo đại biểu, cần lượng hóa trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách BHXH để tình trạng trốn đóng, chậm đóng giảm chứ không thể gia tăng theo tốc độ như thời gian qua.

Đại biểu nêu lên quan điểm, nhiều doanh nghiệp FDI ngoài việc chậm đóng thì còn trốn đóng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất đã để lại hàng trăm nghìn người lao động vất vả trong thụ hưởng chính sách ốm đau, thai sản.

Chậm đóng, trốn đóng BHXH có thể bị hoãn xuất cảnh, tạm ngừng sử dụng hóa đơn - Ảnh 1.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Về việc xử lý, đại biểu cho rằng với tình trạng hiện nay, dự thảo luật không nên quy định việc trốn đóng BHXH 6 tháng trở lên thì phải ngừng sử dụng hóa đơn. Bởi khi đã trốn đóng BHXH thì phải áp dụng quy định pháp luật hình sự chứ chỉ dừng ở mức ngừng hóa đơn sẽ không đủ sức răn đe, tác động đến doanh nghiệp.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải – Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế nêu thực tế, nhiều doanh nghiệp lách luật để né đóng BHXH cho người lao động. Ông Hải cho biết: "Chúng ta cũng thấy, doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động mất khoảng 25% chi phí sản xuất, một con số rất nhiều ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp sẽ tìm cách né tránh".

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Hải cũng phân tích thêm, khi doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH, hiện nay đã có luật, Luật Hình sự đã quy định. Tuy nhiên, thời gian qua rất hiếm trường hợp bị xử lý, có chăng xử lý thì xử lý hình sự đối với pháp nhân chứ chưa có trường hợp nào xử lý đối với cá nhân.

Chậm đóng, trốn đóng BHXH có thể bị hoãn xuất cảnh, tạm ngừng sử dụng hóa đơn - Ảnh 2.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải – Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế.

"Đây cũng là vấn đề đặt ra của các cơ quan Nhà nước, cần có một chính sách để quản lý hợp lý đối với các quy định của doanh nghiệp lách luật", ông Hải nhấn mạnh.

ĐBQH Lê Nhật Thành - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đề nghị quy định theo hướng cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH thời gian từ 6 tháng thì đề nghị quy định từ 12 tháng trở lên.

Chậm đóng, trốn đóng BHXH có thể bị hoãn xuất cảnh, tạm ngừng sử dụng hóa đơn - Ảnh 3.

ĐBQH Lê Nhật Thành - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Theo ông Lê Nhật Thành, khi ngừng sử dụng hóa đơn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động. Ông Thành đề nghị tại khoản 3 Điều 37, đề nghị bổ sung chế tài xử lý, khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ Luật hình sự đối với những hành vi trốn đóng BHXH như hành vi trốn thuế để đủ sức răn đe.

Chậm đóng, trốn đóng BHXH 12 tháng trở lên bị hoãn xuất cảnh

Điều 37 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định về "xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc:

1/ Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điều 36 của Luật này, nếu hết thời hạn đóng BHXH bắt buộc mà không đóng thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ BHXH.

2/ Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng.

3/ Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng.

4/ Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH và cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng thì cơ quan BHXH có quyền khởi kiện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

5/ Người sử dụng lao động có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự thì cơ quan BHXH kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Người đã hưởng BHXH một lần có thể tham gia hoặc quay lại đóng để hưởng lương hưuNgười đã hưởng BHXH một lần có thể tham gia hoặc quay lại đóng để hưởng lương hưu

SKĐS - Chiều 2/11, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và thảo luận tại Tổ về dự án luật này.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn