Nguyên nhân đau vai gáy
Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở nên phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập, bì phu kinh lạc làm tắc trệ mà gây ra đau (ngoại nhân). Hoặc do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh (nội nhân). Hoặc do khi ngủ gối cao đầu bất thường (bất nội ngoại nhân).
Các huyệt cần tác động trong điều trị đau vai gáy
Xoa bóp điều trị đau vai gáy
Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ. Thầy thuốc đứng và làm lần lượt xoa bóp, day bấm huyệt, vận động cổ gáy. Mỗi động tác làm từ 3-5 phút.
Các động tác được thực hiện từ vùng bả vai nhấn vào huyệt kiên tỉnh, huyệt đại trùy và lên huyệt phong trì.
Bấm và day các huyệt đốc du, phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du (vừa bấm vừa vận động cổ quay sang phải và sang trái).
Bấm huyệt bá lao (riêng huyệt bá lao không vận động cổ).
Kiểm tra cơ và bấm, bật cơ, day nhẹ vùng huyệt đốc du làm mềm cơ, giúp bệnh nhân vận động cổ gáy và giảm đau
Vận động cổ: Thầy thuốc nắm một bàn tay kê ngang cổ bệnh nhân làm điểm tựa, còn tay kia của thầy thuốc điều khiển cổ bệnh nhân nghiêng sang phải, sang trái, cúi cổ và ngửa cổ.
Châm cứu điều trị đau vai gáy
Châm cứu điều trị đau vai gáy
Thủ thuật châm tả, thời gian lưu kim 30 phút.
Huyệt vị: Phong trì, đại trữ, phong môn, đốc du, kiên tỉnh, bá lao, lạc chẩm, hợp cốc, giáp tích.
Lưu ý :
Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị không dùng thuốc của y học cổ truyền, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê châm cứu và xoa bóp đều có thể học và thực hiện. Tuy nhiên điều cần lưu ý là:
Đo mật độ khoáng chất của xương trước khi làm xoa bóp với người bệnh trên 45 tuổi.
Cần chụp film X-Quang phổi để loại trừ các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất những trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy mãn tính tái đi tái lại nhiều lần.
Xem thêm:
Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội