Cha mẹ nên làm gì khi con bị cận thị?

15-11-2023 14:44 | Y học 360
google news

Con nhìn không rõ nhưng không dám nói, sợ bố mẹ mắng và không cho con dùng điện thoại nữa …

Hy hữu: Đeo kính cận đã lâu… nhưng không biết kính bị sai số

Trước mặt tôi là một cô bé xinh đẹp nhưng đôi mắt thì lộ rõ vẻ mệt mỏi, con chỉ nhìn được có 3-4 hàng to nhất trên bảng thị lực. Câu đầu tiên mà tôi thường hỏi các con trong những trường hợp như thế là: "thế bố mẹ có biết mắt con mờ không"? Cô bé ngần ngại, lắc đầu rồi giải thích luôn mà không chờ tôi hỏi tiếp: "Con nhìn không rõ nhưng không dám nói, sợ bố mẹ mắng và không cho con dùng điện thoại nữa"!

Cha mẹ nên làm gì khi con bị cận thị?- Ảnh 1.

Phòng học thể chất của nhà trường được setup thành phòng khám sàng lọc tật khúc xạ cho học sinh

Đó là câu chuyện không của riêng P.H.V., học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Tri Phương trong buổi khám sàng lọc về tật khúc xạ tại trường trong tháng 11 này.

Ngay cuối tuần đó, V., được mẹ đưa đến Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội – HITEC (cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông) để khám. Kết quả là trẻ bị cận tới 1,75 và 2,00 độ. Mẹ V., bảo cũng thấy con hay nhìn gần và nheo mắt nhưng gặng hỏi lúc nào con cũng bảo con vẫn nhìn được bình thường.

"Trẻ con đôi khi không nhận thức được rõ những bất thường của mắt mình. Chưa kể có những cháu dù biết mắt không nhìn rõ nhưng lại không dám nói vì sợ bố mẹ mắng, sợ bị cấm sử dụng các thiết bị thông minh hàng ngày. Vì vậy quan sát những thói quen nhìn gần, phải nheo mắt của con khi đọc sách, xem tivi, học bài… là cách tốt nhất để sớm phát hiện ra những bất thường cho mắt"- ThS.BS. Nguyễn Thị Minh Ngọc – Trưởng khoa Khúc xạ - Bệnh viện Mắt HITEC nói với mẹ V., và cũng là lời khuyên hữu ích cho các bậc phụ huynh.

Còn đây là một trường hợp hy hữu khác! P.H.B.T., học sinh lớp 8 bị cận thị đã được phát hiện và đang đeo kính. Em rất phấn khởi khi thấy mắt nhìn rõ với kính, mặc dù hồi mới đeo em thấy "hơi chóng mặt" nhưng rồi "bác sĩ" ở tiệm kính bảo sẽ quen dần nên bố mẹ cũng cảm thấy yên tâm.

Tuy nhiên, sau chương trình khám sàng lọc, khi con mang phiếu khám về kèm theo lời khuyến cáo của bác sĩ: "cho con đi khám sớm để kiểm tra lại kính", bố mẹ mới "giật mình": con đang đeo một cái kính "hỏng" hoàn toàn!

Cha mẹ nên làm gì khi con bị cận thị?- Ảnh 2.

Ngay từ bước đầu tiên, học sinh được đo khúc xạ và kiểm tra kính cho những ai đã có kính.

Các bác sĩ Bệnh viện Mắt HITEC cho biết: 2 mắt của T., dù vẫn đạt thị lực 10/10 với cặp kính đang đeo cận tới 5,00 độ, tâm kính 66cm nhưng sau khi khám lại, T., chỉ cần đeo kính cận 3,50 và 3,75 độ, với khoảng cách đồng tử để nhìn xa là 58cm đã cho thị lực 10/10.

Như vậy, bấy lâu nay con đang đeo một cặp kính thừa đến 1,50 – 1,25 độ và sai tâm tới 8cm! Trong khi, các bậc phụ huynh có con bị cận thị thì vẫn mong ngày mong đêm để con được giảm số kính dù chỉ là 0,50 độ đã mừng rơi nước mắt…

BS Thu Lan – người trực tiếp khám lại cho T., chia sẻ thêm: "Trường hợp như cháu T. thường ít gặp, đa số là các con đeo kính thiếu số vì tâm lý bố mẹ muốn con đeo kính "non số" và luôn lo lắng khi mỗi lần đi khám thấy kính lại tăng độ. Nhưng dù đeo kính "non số" hay "quá số", không đúng với khúc xạ của mắt đều là sai và không tốt cho mắt.

Tật khúc xạ và những nguy cơ mù loà ở trẻ

Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị, Loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới trên 90% tương ứng với khoảng ¼ (25%) tổng dân số trên thế giới. Ước tính đến năm 2050, trên thế giới cứ 2 người có một người bị cận thị. Và con số này có thể còn tăng thêm trong những năm sắp tới.

Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, việc cách ly xã hội, hạn chế những hoạt động sinh hoạt ngoài trời và mô hình học tập trực tuyến, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ cận thị đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, cùng với nó tỷ lệ cận thị nặng và nguy cơ khiếm thị, mù lòa cũng tăng theo.

Các chuyên gia phân loại độ cận như sau: cận thị nhẹ (dưới 3,00D); cận thị trung bình (từ 3,00D – 5,00D); cận thị nặng (trên 5,00D – 9,00D); cận rất nặng là trên 9,00D;

Cận thị thường có xu hướng tăng độ vì ở độ tuổi học đường trẻ không chỉ phát triển về thể chất mà còn phát triển cả về thị giác. Cận thị tiến triển trong một thời kỳ nhất định giống như sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi niên thiếu.

Cha mẹ nên làm gì khi con bị cận thị?- Ảnh 3.

Sau khi đo khúc xạ, thử thị lực, khám kính...từng học sinh đều được bác sĩ tư vấn.

Đánh giá mức độ tiến triển của cận thị dựa vào độ cận tăng theo năm như sau: Tăng nhẹ: dưới 0,50D/năm; Trung bình: từ 0,50D – 1,00D/năm; Nhanh: từ 1, 25D – 2,00D/năm; Rất nhanh: trên 2,00D/năm

Cận thị nặng, tăng độ nhanh (cận thị tiến triển) có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến khiếm thị và mù lòa do thoái hóa võng mạc – hoàng điểm, bong võng mạc, đục thủy tinh thể, glocom …

Chuyên gia mắt HITEC khuyến cáo: tật khúc xạ cần được chỉnh kính tối ưu

Theo các chuyên gia, cha mẹ hãy trở thành "bác sỹ" của con mình bằng việc thường xuyên quan sát các thói quen "nhìn gần" hay phải nheo mắt để nhìn của con khi đọc sách, xem ti vi, nhìn màn hình … để sớm phát hiện ra những bất thường và đưa con đi khám sớm.

Việc khám kiểm tra thị lực thường xuyên để phát hiện kịp thời sự suy giảm về thị lực và những bất thường của hoạt động thị giác là việc làm vô cùng cần thiết đối với trẻ.

Khi đã mắc tật khúc xạ, trẻ cần được chỉnh kính tối ưu: kính đem lại cảm giác thoải mái, không nhức mỏi, không chóng mặt, không đau đầu và đạt thị lực tốt nhất với màu sắc, hình ảnh, độ sắc nét chân thực.

Với tật cận thị, trẻ cần được đeo kính đủ số với nguyên tắc số kính thấp nhất cho thị lực cao nhất.

Trường hợp của cháu T., kính đã bị vi phạm nguyên tắc "kính đeo quá số, kỹ thuật cắt kính chưa đảm bảo gây lệch tâm nên dù hiện tại đạt được thị lực 10/10 nhưng khi đeo trẻ bị chóng mặt, chất lượng hình ảnh không tốt, nhanh bị nhức mỏi và lâu dần thị lực sẽ bị sụt giảm. Đó cũng là vấn đề gặp ở nhiều người khi đi cắt kính tại các tiệm kính – nơi không có bác sỹ hay các chuyên gia khúc xạ.

Cha mẹ nên làm gì khi con bị cận thị?- Ảnh 4.

Học sinh được thử thị lực từng mắt.

Trẻ cận thị nặng và tiến triển nhanh cần được thăm khám khúc xạ định kì 3- 6 tháng/ 1 lần để được theo dõi và tư vấn các phương pháp quản lý tiến triển cận thị phù hợp, hiệu quả, khoa học, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa.

Giúp con được chỉnh kính tối ưu, đeo kính đủ số, khám mắt định kỳ, lắng nghe và quan sát thói quen đôi mắt của con mỗi ngày, các bậc cha mẹ đã góp phần phát hiện và quản lý hiệu quả sự tiến triển của cận thị học đường.

HITEC đồng hành cùng phụ huynh và học sinh để chăm sóc mắt và quản lý tật khúc xạ.

Phụ huynh/học sinh đặt lịch hẹn KHÁM KHÚC XẠ chuyên sâu miễn phí tại các cơ sở của Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec (nhớ mang theo phiếu khám sàng lọc tại trường)

Thời gian: các buổi chiều từ 13h30 đến 16h00, các ngày từ 03/11 đến 31/12/2023

Địa chỉ liên hệ:

Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟒 𝟏𝟐𝟐 𝟏𝟓𝟑
Website: https://benhvienmat.vn

- Youtube: https://www.youtube.com/@hethongbenhvienmathitec/videos

- 𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐕𝐈Ệ𝐍 𝐌Ắ𝐓 𝐇𝐈𝐓𝐄𝐂 - 𝐇𝐢𝐭𝐞𝐜 𝐄𝐲𝐞 𝐇𝐨𝐬𝐩𝐢𝐭𝐚𝐥

+ Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

+ Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

+ Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM

𝘏𝘐𝘛𝘌𝘊 - 𝘛𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘴𝘢́𝘯𝘨

Tin tài trợ



Bích Phạm
Ý kiến của bạn