Sở Y tế Nam định thuộc Bộ y tế Việt Nam đã tổ chức hội thảo trình bày kết quả của dự án thử nghiệm nhằm nâng cao dịch vụ y tế tại các bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Nam Định. Với nguồn tài trợ từ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ về AIDS (PEPFAR), hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), tổ chức FHI 360, cùng phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Sở y tế tỉnh Nam Định đã giúp nâng cao năng lực tại các bệnh viện ở Nam Định bằng cách tăng cường quản lý phòng thí nghiệm, nâng cao chất lượng xét nghiệm và nâng cao kỹ năng cho cán bộ phòng xét nghiệm và bác sỹ để hợp tác, diễn đạt và sử dụng kết quả xét nghiệm. Người tham dự hội thảo còn trao đổi về những bài học kinh nghiệm, chiến lược và kế hoạch để thúc đẩy dự án trong tương lai.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị dành cho đại diện sở y tế các tỉnh lân cận, Phó cục trưởng Cục Quản lí khám chữa bệnh thuộc Bộ y tế Nguyễn Trọng Khoa đã phát biểu: “Hệ thống y tế tại các tỉnh đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương và giúp giảm thiểu sự quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Bộ y tế đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng một hệ thống quản lý nhằm nâng cao chất lượng của bệnh viện và các phòng thí nghiệm để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho bệnh nhân. Dự án hướng tới việc nâng cao chất lượng phòng thí nghiệm tuyến huyện ở Nam Định là một mô hình hiệu quả, nên được nghiên cứu cho mục đích học tập và nhân rộng”.
Ở Việt Nam, bệnh viện tuyến huyện có nguồn lực hạn hẹp. Thông thường sự hạn chế về năng lực tại các bệnh viện tuyến huyện trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế quan trọng đã gây ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Hai năm đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng thí nghiệm tại 11 huyện của Nam định đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm và dịch vụ y tế nói chung bằng cách tăng cường quản lý quy trình, trang thiết bị, sự an toàn và kết quả xét nghiệm.
PV