CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên đều có thể tiêm vaccine COVID-19

29-11-2021 19:38 | Vaccine
google news

SKĐS - Tiêm chủng đầy đủ vắc xin COVID-19 là một công cụ quan trọng để bảo vệ tốt nhất mọi người khỏi COVID-19 và các biến chứng liên quan đến COVID-19. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đã tiêm chủng đầy đủ có thể quay lại những hoạt động mà họ đã làm trước đại dịch một cách an toàn.

- CDC Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người từ 5 tuổi trở lên nên tiêm  vaccine COVID-19 để phòng chống COVID-19.

- Chỉ định vaccine Pfizer-BioNTech tiêm chủng cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi.

Tại sao trẻ em và thanh thiếu niên nên được tiêm 

vaccine

 phòng COVID-19?

- Hoa Kỳ có khoảng 28 triệu trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và trong đại dịch đã có gần 2 triệu trường hợp mắc COVID-19 trong nhóm tuổi này.

- COVID-19 có thể làm cho trẻ em bị bệnh nặng và phải nhập viện. Trong một số tình huống, các biến chứng do lây nhiễm có thể dẫn đến tử vong. Tính đến giữa tháng 10/2021, trong số trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã có hơn 8.300 ca nhập viện liên quan tới COVID-19 và gần 100 ca tử vong vì COVID-19. Trên thực tế, COVID-19 được xếp là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên đều có thể tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên đều có thể tiêm vaccine COVID-19

 Trẻ em có thể nhiễm bệnh COVID-19 như người lớn và có thể:

  • Bị mắc bệnh nặng do COVID-19;
  • Bị các biến chứng ngắn hạn và lâu dài do COVID-19;
  • Lây COVID-19 cho người khác, bao gồm tại nhà và trường học;
  • Trẻ em bị nhiễm COVID-19 cũng có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) với nhiều bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, hơn 2.300 ca MIS-C đã được báo cáo ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi;
  • Trẻ em với các bệnh nền có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 hơn so với trẻ em không có bệnh nền.

- Tiêm  vaccine COVID-19 có thể giúp bảo vệ trẻ em từ 5 tuổi trở lên khỏi bị nhiễm COVID-19.

  • Tiêm chủng cho trẻ em có thể giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả anh chị em không đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên trong gia đình có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng nếu họ bị lây nhiễm.
  • Tiêm chủng cũng có thể giúp trẻ không bị bệnh nặng ngay cả khi bị nhiễm COVID-19.
  • Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên giúp trẻ có thể tiếp tục đến trường và tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi và nhiều hoạt động nhóm khác một cách an toàn.

Vắc-xin COVID-19 an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên

- Trước khi khuyến cáo tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng với hàng nghìn trẻ em và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn được tìm thấy.

- FDA đã cấp phép khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech để sử dụng cho trẻ em từ 5 - 15 tuổi và được chấp thuận hoàn toàn để sử dụng ở những người thuộc lứa tuổi 16 tuổi trở lên.

- Lợi ích tiềm năng và đã biết của tiêm chủng COVID-19 vượt trội nguy cơ tiềm tàng và đã biết. Tiêm chủng  vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên càng sớm càng tốt.

- Rất hiếm khi xảy ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19.

- Các trường hợp viêm cơ tim (cơ tim bị viêm) và viêm màng ngoài tim (viêm lớp ngoài của tim) đã được báo cáo sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Những phản ứng này rất hiếm; trong một nghiên cứu, nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm liều thứ hai của Pfizer-BioNTech vào tuần sau khi tiêm chủng là khoảng 54 trường hợp trên một triệu liều được tiêm cho nam giới từ 12-17 tuổi.

- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như phản vệ, có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, bao gồm cả  vaccine COVID-19, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

- Trẻ em không thể bị mắc COVID-19 do tiêm bất kỳ loại  vaccine COVID-19 nào, bao gồm  vaccine của Pfizer-BioNTech.

- Không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID-19 gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản ở cả nam hoặc nữ. Không có bằng chứng chỉ ra các thành phần của  vaccine hoặc kháng thể phát triển sau khi tiêm  vaccine COVID-19 sẽ gây ra bất kỳ vấn đề nào liên quan tới việc mang thai trong tương lai. Tương tự như vậy, không có bằng chứng nào cho thấy  vaccine COVID-19 có ảnh hưởng tới giai đoạn tuổi dậy thì.

Liều lượng và cách tiêm  vaccine COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên

- Không giống với nhiều loại thuốc, liều lượng vaccine COVID-19 không thay đổi theo cân nặng của bệnh nhân mà tính theo tuổi vào thời điểm tiêm chủng.

- Thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên được tiêm vaccineCOVID-19 của Pfizer-BioNTech cùng liều lượng như người lớn: 0,3ml/ mũi tiêm, 2 mũi tiêm cách nhau 3 tuần.

- Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi:  vaccineCOVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có các thành phần hoạt tính giống như vaccine được tiêm cho người lớn và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, liều lượng và lọ  vaccine là loại dùng riêng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Phản ứng tiêm  vaccine COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên

- Người lớn và trẻ em có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm vaccine, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào miễn dịch chống lại COVID-19. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tới khả năng làm các hoạt động hàng ngày nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.

- Những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài cực kỳ ít xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại  vaccine nào, bao gồm  vaccine COVID-19.

- Lợi ích tiềm năng và đã biết của tiêm chủng  vaccine COVID-19 vượt trội nguy cơ tiềm tàng và đã biết. Các ca bệnh hiếm gặp là viêm cơ tim (viêm phần cơ của tim) và viêm ngoài màng tim (viêm lớp ngoài của tim) ở trẻ dậy thì và lứa tuổi thiếu niên rất hiếm gặp và gặp nhiều hơn sau liều tiêm thứ 2 của  vaccine Pfizer-BioNTech sơ với liều thứ nhất.

- Các tác dụng phụ phổ biến

• Tại chỗ tiêm: đau, mẩn đỏ, sưng tấy

• Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.

Bộ Y tế tăng cường giám sát dịch tễ, ngăn biến chủng mới OmicronBộ Y tế tăng cường giám sát dịch tễ, ngăn biến chủng mới Omicron

SKĐS - Biến chủng Omicron được cho là có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta. Bộ Y tế chiều 28/11 cho biết, Bộ đề xuất tạm dừng các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe…


BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Ý kiến của bạn