“Đồng nghiệp của chúng tôi đã nỗ lực hết sức để tổ chức triển khai xét nghiệm. Quan trọng nhất là thực hành an toàn sinh học để cán bộ trực tiếp làm xét nghiệm không bị lây nhiễm.
Với cách tổ chức hợp lý, cùng với sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất…năng lực của CDC Đà Nẵng sẽ làm được rất nhiều mẫu trong 1 ngày.Trong một tuần tôi trực tiếp làm việc cùng đồng nghiệp CDC Đà Nẵng tôi rất ấn tượng với họ và tôi tin rằng Đà Nẵng sẽ sớm cùng với cả nước chống dịch thành công", PGS. Mai khẳng định.
PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai (đứng) cùng các đồng nghiệp nỗ lực làm việc không ngừng bất kể thời gian
Chia sẻ thêm về việc xét nghiệm realtime RT-PCR theo phương thức gộp nhóm mà Đà Nẵng đang tiến hành hiện nay, PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai cho biết, xét nghiệm theo nhóm mẫu, nghĩa là từ các mẫu đơn thu thập, sẽ gộp nhóm tại phòng thí nghiệm, và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Mỹ là Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép thực hiện trong giai đoạn này với điều kiện tỷ lệ nhiễm còn thấp trong cộng đồng.
Các các bộ thực hiện xét nghiệm truy vết virus
Tuy nhiên, xét nghiệm theo nhóm mẫu sẽ có những đối tượng nhất định như đối tượng tại các khu cách ly, mẫu bệnh phẩm thu thập từ cộng đồng, mẫu thu thập từ những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (F1, F2). Nhưng xét nghiệm theo phương thức gộp nhóm không được sử dụng cho mẫu bệnh phẩm của người nghi nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đang điều trị.
"Với việc chúng ta gộp các mẫu dịch họng thành nhóm (5 mẫu/nhóm), chúng ta tiết kiệm được chi phí, công sức, và quan trọng nhất là đẩy nhanh được tốc độ xét nghiệm. Tuy nhiên, phải lưu ý, gộp nhóm mẫu theo phương thức này hoàn toàn không áp dụng cho xét nghiệm huyết thanh học và chỉ dùng trong xét nghiệm COVID-19 bằng realtime RT-PCR phù hợp trong giai đoạn “thần tốc” khi chúng ta đang cần xét nghiệm trên diện rộng, nhanh với mục đích sớm phát hiện nguồn lây nhiễm để có thể cách ly kịp thời", PGS. Mai cho hay.