Video cận cảnh cây gỗ quý tại Hồ Gươm trụi lá, khô héo, tróc vỏ,... nghi đã chết từ lâu:
Cây gỗ quý "giá trị hơn vàng" nằm chết khô ngay bên bờ Hồ Gươm.
Hồ Gươm là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội, đây cũng là nơi có nhiều loài cây tỏa bóng mát quanh năm, trong đó có nhiều cây cổ thụ quý hiếm.
Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm và vườn hoa Lý Thái Tổ có 45 cây sưa đỏ quý hiếm, trong đó quanh Hồ Gươm có 30 cây tuổi đời mấy chục năm, có cây gần 100 năm tuổi.
Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, khu vực ven Hồ Gươm (gần cửa đền Ngọc Sơn) có 7 cây sưa đỏ cổ thụ, tán hơn rộng 10m, thân lớn, đường kính từ 50 - 70cm. Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, các cây được chăm sóc định kỳ, luôn luôn có bảo vệ tuần tra, bảo vệ.
Đáng chú ý, giữa một hàng cây sưa đang căng tràn sức sống, có một cây khô héo, trụi lá, bằng mắt thường khó có thể thấy cây còn lại một chút dấu hiệu của sự sống nào.
Hình ảnh cây gỗ quý ở Hồ Gươm có dấu hiệu khô héo, nghi đã chết từ lâu:
Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối. Cành sưa non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao.
Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường rất cao nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm.
Xem thêm video được quan tâm:
Dự báo thời tiết: Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng từ ngày 4/4.