Cấy ghép tế bào gốc- niềm hy vọng cho người mù

27-04-2020 20:04 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ (NEI) công bố mới đây trên tạp chí Nature cho biết, cấy ghép tế gốc cho phép chuột mù có thể nhìn thấy ánh sáng.

Trong nghiên cứu trước đây với động vật thí nghiệm, các nhà khoa học đã lập trình các tế bào gốc được tạo ra từ máu hoặc tế bào da để trở thành tế bào cảm quang và cấy chúng vào võng mạc. Nghiên cứu này cho thấy có thể trực tiếp tái lập trình các tế bào da thành các tế bào cảm quang rồi cấy ghép vào võng mạc. Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng có thể tạo ra các tế bào giống như võng mạc, mang lại cho chúng ta một chiến lược mới và nhanh hơn để phát triển các liệu pháp điều trị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và các rối loạn võng mạc khác do mất các tế bào cảm quang. Các nhà khoa học cho biết.

Các tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng (iPS) được phát triển trong phòng thí nghiệm từ các tế bào trưởng thành - chứ không phải mô bào thai - có thể được sử dụng để tạo ra gần như bất kỳ loại tế bào hoặc mô thay thế nào. Nhưng việc lập trình lại tế bào iPS có thể mất sáu tháng trước khi các tế bào hoặc mô sẵn sàng cho việc cấy ghép. Việc lập trình lại trực tiếp được sử dụng trong nghiên cứu này đã biến các tế bào da thành các tế bào cảm quang chức năng sẵn sàng cho việc cấy ghép chỉ trong 10 ngày. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng cả tế bào da có nguồn gốc từ chuột và người và cấy chúng vào mắt của những con chuột mù.

Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu trên động vật và ở người có thể không giống nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng ở những người mắc bệnh thoái hóa võng mạc, như viêm võng mạc sắc tố…


Ngọc Bích
Ý kiến của bạn