Tờ trình trước đó của UBND thành phố có 19 tên phố mới được đề xuất gồm: Thọ Giáp (quận Cầu Giấy); Bằng Liệt, Hưng Phúc, Đông Thiên (quận Hoàng Mai); Thiên Hiền, Sa Đôi, Phú Đô, Phố Nhổn, Hòe Thị, Tu Hoàng, Thị Cấm, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Cầu Cốc, Miêu Nha, Cương Kiên, Đồng Me, Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); Cầu Hang (thị xã Sơn Tây).
Công trình công cộng được đề nghị đặt tên là cầu Nhật Tân (cầu chính dài trên 3.750 m; đường dẫn 5.170 m; rộng 33,2 m) có điểm đầu phường Phú Thượng, quận Tây Hồ và điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km7 100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Trước đó, Đại sứ quán Nhật Bản đã đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật. Lí do được đưa ra nhằm đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.