1. Đông y trong điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
Vai trò của Đông y trong điều trị hội chứng rối loạn sinh tuỷ:
- Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại cho thấy tiềm năng trong việc cải thiện các chỉ số huyết học và kiểm soát sự tăng sinh của các tế bào nguyên bào, từ đó ngăn chặn hoặc trì hoãn sự chuyển hóa thành bệnh bạch cầu.
- Các thảo dược trong y học cổ truyền, khi được sử dụng kết hợp với liệu pháp điều trị bằng thuốc khử methyl hóa, không chỉ giúp giảm độc tính mà còn giảm tác dụng phụ, đồng thời nâng cao khả năng dung nạp điều trị của bệnh nhân.
- Bài thuốc "Ích tủy phương gia vị" là một trong những bài thuốc được sử dụng để bổ khí huyết và hoạt huyết, tăng cường chức năng thận, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
2. Cách chăm sóc người bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy tại nhà
Giữa các đợt điều trị tại bệnh viện, người bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy cần được chăm sóc tại nhà giúp phát huy tốt hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng sống.
Dinh dưỡng giúp tăng cường thể trạng người bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy:
- Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc (heo, gà, vịt…), các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá hồi…), đậu hũ, đậu, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, quả tươi (chuối, táo, lê, cam, quýt, nho, dứa...), ngũ cốc nguyên cám, đậu và các sản phẩm từ đậu, các loại hạt có vỏ.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Quả mọng, quả chín màu vàng và cam, rau xanh lá màu đậm, các loại hạt, trái cây có màu đỏ và tím, rau gia vị (Húng quế, húng tây, tỏi…)
- Các loại thực phẩm tránh sử dụng: Đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều muối và đường, thực phẩm còn sống hoặc để quá lâu, rượu, bia, thuốc lá.
Hoạt động thể chất
- Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng các bài luyện tập thể dục và lựa chọn bài tập phù hợp từng thời điểm và tình trạng bệnh.
- Không gắng sức, nên nghỉ ngơi ngay khi cơ thể có các triệu chứng mệt mỏi.
- Các phương tiện, dụng cụ tập luyện phù hợp, tránh gây chấn thương trong tập luyện.
- Không tập luyện thể dục khi bệnh đang tiến triển gây thiếu máu nặng, chảy máu nặng và nhiễm trùng nặng.
Tuân thủ điều trị
- Việc tuân thủ điều trị tại nhà giúp đạt được kết quả điều trị cao nhất, giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng, kéo dài thời gian sống thêm và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy.
3. Hội chứng rối loạn sinh tủy có chữa khỏi được không?
- Cho đến nay, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại là phương pháp điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy.
- Để sơ cứu người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ, khi bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, da xanh xao, niêm mạc nhạt màu do thiếu máu cần được nghỉ ngơi sau đó xem xét nhập viện để truyền máu.
- Trường hợp có biểu hiện xuất huyết (dưới da, niêm mạc mũi, miệng…), nhiễm trùng (sốt, đau họng, ho, tiêu chảy, tiểu buốt…) cần đưa bệnh nhân vào viện để bác sĩ chuyên khoa theo dõi.
4. Một số lưu ý đối với người bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Không hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Có chế độ tập thể dục phù hợp và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ hoặc tái khám ngay nếu thấy bất thường như mệt mỏi, sốt, chảy máu...
- Lưu giữ hồ sơ chăm sóc sức khỏe với các bản sao kết quả xét nghiệm và lịch sử điều trị.
5. Chi phí khám, chữa bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy
Chi phí khám chữa bệnh tùy thuộc vào thể bệnh rối loạn sinh tủy, phương pháp điều trị, các thuốc được sử dụng trong điều trị.
Chi phí khám, chữa bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ:
- Chi phí truyền máu, truyền tiểu cầu.
- Chi phí điều trị kháng sinh.
- Chi phí sử dụng một số thuốc đắt tiền như Decitabin hoặc Azacitidine…
- Chi phí ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại (tại Việt Nam chi phí này có thể trên 1 tỷ đồng).
- Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí khám bệnh, chi phí xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi, chi phí nhập viện…