1. Thống kinh là bệnh gì?
Thống kinh là tình trạng đau bụng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, thường do các cơn co thắt tử cung nhằm tống máu kinh ra ngoài.

Thống kinh là tình trạng đau bụng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, thường do các cơn co thắt tử cung nhằm tống máu kinh ra ngoài.
2. Biểu hiện lâm sàng của thống kinh là gì?
2.1. Thống kinh nguyên phát
- 1. Thống kinh là bệnh gì?
- 2. Biểu hiện lâm sàng của thống kinh là gì?
- 2.1. Thống kinh nguyên phát
- 2.2. Thống kinh thứ phát
- 3. Cần làm gì để xác định bị thống kinh nguyên phát hay thứ phát?
- 4. Thống kinh có lây nhiễm không?
- 5. Thống kinh có nguy hiểm không?
- 6. Thống kinh có chữa khỏi được không?
- 7. Khuyến cáo của bác sĩ với sinh hoạt của người bị thống kinh là gì?
- Đau bụng dưới theo từng cơn, kiểu co rút, đau có thể lan ra sau lưng hoặc xuống mặt trong đùi.
- Đau thường xuất hiện vài giờ trước hoặc ngay khi bắt đầu có kinh, kéo dài từ 1-3 ngày.
- Có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
2.2. Thống kinh thứ phát
- Triệu chứng đau bụng kinh thường xuất hiện muộn hơn, sau nhiều năm hành kinh không đau hoặc đau ít.
- Cơn đau có thể khởi phát trước kỳ kinh 1 tuần, kéo dài trong suốt kỳ kinh hoặc xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ.
- Triệu chứng đau thường dữ dội và kéo dài hơn so với thống kinh nguyên phát.
- Có thể kèm theo các biểu hiện khác như kinh nguyệt bất thường (rong kinh, cường kinh), khí hư bất thường, đau khi giao hợp.
3. Cần làm gì để xác định bị thống kinh nguyên phát hay thứ phát?
Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp y tế để xác định tình trạng bệnh của chị em và có hướng dẫn giảm triệu chứng, phương án điều trị (nếu tình trạng nặng, có bệnh lý tiềm ẩn).

Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp y tế để xác định tình trạng bệnh của chị em.
- Hỏi bệnh, đánh giá mức độ đau, thời điểm khởi phát, đặc điểm đau và triệu chứng kèm theo.
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm qua ngả âm đạo để phát hiện các bất thường thực thể ở tử cung, buồng trứng. Trong một số trường hợp, có thể cần thêm xét nghiệm máu, nội soi tử cung hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) nếu nghi ngờ bệnh lý phức tạp.
4. Thống kinh có lây nhiễm không?
Thống kinh không phải là bệnh lây nhiễm.
5. Thống kinh có nguy hiểm không?
- Thống kinh nguyên phát: Thường lành tính, ít nguy hiểm, triệu chứng giảm dần theo thời gian.
- Thống kinh thứ phát: Có thể tiềm ẩn bệnh lý (u xơ, lạc nội mạc tử cung...). Cần đi khám để có phương án điều trị nếu: Đau dữ dội, không đỡ khi dùng thuốc giảm đau. Có thể kèm kinh nguyệt bất thường, sốt, hoặc sụt cân.
6. Thống kinh có chữa khỏi được không?
Tùy vào tình trạng thống kinh là nguyên phát hay thứ phát mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Thống kinh có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan đến hormone hoặc các bệnh lý. Đây là bệnh có thể chữa khỏi tùy vào nguyên nhân:
- Thống kinh nguyên phát: Dùng thuốc giảm đau (paracetamol, NSAIDs), thuốc tránh thai,... để giảm co thắt, giảm triệu chứng đau. Kết hợp nghỉ ngơi, chườm ấm, tập thể dục nhẹ...
- Thống kinh thứ phát: Điều trị bệnh lý gốc (phẫu thuật u xơ, nội mạc tử cung...).
7. Khuyến cáo của bác sĩ với sinh hoạt của người bị thống kinh là gì?

Người bị thống kinh có thể tập luyện thể dục nhẹ (yoga, đi bộ...) để giảm triệu chứng bệnh.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, tập luyện thể dục nhẹ (yoga, đi bộ) để giảm đau, chị em cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống - sinh hoạt an toàn, lành mạnh, khoa học.
Thực hiện một số cách phòng tránh bệnh phụ khoa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân như vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là vào các thời điểm nhạy cảm như trong kỳ kinh nguyệt.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế các yếu tố gây stress, căng thẳng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục trong cơ thể nữ giới.
Chủ động chia sẻ tình trạng bệnh và những bất thường trong quá trình điều trị, tuân thủ theo khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ. Nên khám phụ khoa định kỳ 6–12 tháng/lần. Và tuân thủ chỉ định phòng và điều trị bệnh (nếu có) của bác sĩ.