Tê bì tay chân là triệu chứng rất phổ biến, nhiều trường hợp bị tê bì tay chân khi đứng lâu, ngồi xổm hay do một số tư thế khác khiến máu khó lưu thông. Tuy nhiên, có trường hợp tê bì tay chân lại là triệu chứng báo động của những bệnh lý nguy hiểm.
1. Tê tay chân tay là bệnh lý gì?
Đôi lúc, tê bì chân tay là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một trong số những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
Thoái hóa cột sống: Theo tuổi tác, các đốt sống trở nên yếu và bào mòn. Cơ thể vì vậy tạo và tích tụ canxi để khắc phục tình trạng này, nhưng điều đó lại vô tình gây nên gai xương chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và tê ngứa ở tay chân.
- Thoát vị địa đệm: Tương tự như gai xương, đĩa đệm khi trượt khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ chèn ép vào các mô mềm và các dây thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến đau nhức, tê ngứa chân tay.
- Thóa hóa khớp: Khớp mất khả năng kết nối, từ đó gây tổn thương các mô và rễ thần kinh xung quanh, làm cho tay chân bị tê.
- Hẹp ống sống: Thoái hóa cột sống hay thoái vị đĩa đệm nặng có thể chèn ép vào ống sống, làm hẹp ống sống, ảnh hưởng đến xúc cảm ở tay chân. Nếu tình trạng hẹp ống sống không sớm được can thiệp, nguy cơ tắc nghẽn lưu lượng máu và dẫn truyền thần kinh đến tứ chi rất dễ xảy ra, gây tê mỏi chân tay.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Các khớp ở tay và chân khi bị viêm nhiễm, sưng tấy dễ dẫn đến bệnh tê bì chân tay, đặc biệt là những người hay ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Đa xơ cứng: Bệnh này là rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây hại đến màng bọc Myelin và làm cho người bệnh bị tê tay chân.
- Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh đi qua cổ tay bị chèn ép do các gân bị sưng lên, khiến cho cảm giác ở các ngón tay bị suy giảm và hạn chế các cử động, lâu dần dẫn đến tê bì tay.
- Viêm đa rễ thần kinh: Đây là bệnh do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, gây nên rối loạn cảm giác và cản trở khả năng vận động của người bệnh. Theo thời gian, bệnh có thể gây ra tê bì tay chân.
- Xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp, dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép và khiến người bệnh bị tê tay chân.
2. Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thời gian đầu, cảm giác tê bì, ngứa ran ở chân tay không quá nghiêm trọng nên người bệnh có khuynh hướng xem nhẹ, thậm chí bỏ qua không đi khám với bác sĩ. Về lâu dài, triệu chứng trở nên nặng hơn, gây ra hàng loạt biến chứng khôn lường cho sức khỏe cũng như cuộc sống, cụ thể:
Cảm giác đau buốt, tê nhức kéo dài khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm cho bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt, làm việc và đi lại hằng ngày. Nếu không điều trị sớm, tê bì tay chân biến chứng sang teo cơ, liệt chi, mất khả năng vận động hoặc rối loạn tiểu tiện không tự chủ. Hình thành khối u ác tính chèn ép vào hệ thống dây thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Do đó, nếu người bệnh vừa tê bì chân tay vừa có thêm các triệu chứng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng chữa trị thích hợp.
Thời gian tê chân tay diễn ra liên tục hơn 4 tuần. Có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, nhiệt độ của chân và tay. Đi cùng với các dấu hiệu mãn tính. Chóng mặt, đau đầu, hay quên, khó thở, co giật. Không kiểm soát được bàng quang, ruột. Khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.
3. Phương pháp chẩn đoán chứng tê bì chân tay
Để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thường sẽ làm theo quy trình sau:
- Tìm hiểu bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng gặp phải, thời gian bị tê mỏi tay chân và có gặp phải chấn thương hay bệnh lý nào không.
- Khám tổng quát: Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra chức năng thần kinh, gồm kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác để xác định mức độ tê bì tay chân và vị trí bị tê bì.
- Chẩn đoán lâm sàng: Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chụp MRI, chụp CT và xét nghiệm máu.
4. Mẹo chữa tê bì chân tay thường dùng
Mẹo chữa tê bì chân tay được áp dụng để làm giảm cảm giác tê châm chích ở tay hoặc chân do các dây thần kinh bị chèn ép gây nên. Đối với tình trạng tê bì ngón tay với cảm giác như bị kim đâm, kiến bò thậm chí tay hoặc chân mất cảm giác hoàn toàn, khi áp dụng các mẹo này cũng có thể đem lại hiệu quả đáng kể.
Các mẹo chữa tê bì chân tay hiệu quả thường được sử dụng là:
- Xoa bóp massage giảm tê chân tay
Phương pháp massage xoa bóp sẽ tác động tới các kinh mạch, thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu giúp giảm tình trạng co cứng, căng thẳng ở các cơ và hệ thống dây thần kinh tứ chi.
Chỉ cần sử dụng 2 lòng bàn tay chà xát với nhau sao cho lòng bàn tay nóng lên. Có thể dùng dầu nóng thoa lên khu vực bị tê bì sau đó tiến hành xoa bóp từ trên xuống dưới và dưới lên trên từ 5-10 phút. Mỗi ngày thực hiện như vậy sẽ giúp tình trạng tê bì chân tay giảm.
- Chữa tê bì chân tay bằng cách ngâm nước muối
Ngâm nước muối khi bị tê bì tay chân có hiệu quả nhanh chóng. Bởi hơi nước nóng khi tiếp xúc với da sẽ giúp cho mạch máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể. Từ đó tăng cường bơm máu tới các vùng tay chân bị tê bì, làm giãn gân cơ và từ đó người bệnh sẽ hết tê bì.
Sử dụng 1 chậu nước ấm khoảng 45 độ sau đó thêm ½ cốc muối khuấy đều để muối tan hoàn toàn. Ngâm chân và tay vào cùng một chậu đều đặn 1 ngày/lần trong khoảng 10 - 15 phút. Nên thực hiện ngâm trước khi đi ngủ liên tục 1 tuần.
- Mẹo chữa tê bì chân tay bằng lá ngải cứu
Chườm ngải cứu nóng cũng được sử dụng nhiều để giảm tình trạng tê bì mà người bệnh đang gặp. Cho ngải cứu vào trong chậu nước nóng đã hòa một ít muối hột để ngải cứu mềm ra. Sau đó, sử dụng một miếng vải sạch bọc ngải cứu lại đắp lên khu vực đang bị đau nhức, tê bì. Cách này sẽ giúp cho tình trạng mạch máu giãn nở, lưu thông dễ dàng hơn, các dấu hiệu tê bì cũng sẽ thuyên giảm.
Trên thực tế, việc sử dụng các phương pháp mẹo chữa tê bì chân tay chỉ giảm tình trạng tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… trong thời gian ngắn. Sau đó tình trạng này có thể tái diễn với triệu chứng kéo dài hơn, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Để khắc phục tình trạng tê bì chân tay nhanh chóng, người bệnh cần sử dụng các biện pháp chuyên sâu hơn. Trong đó, chữa tê bì chân tay theo Đông y luôn là hướng điều trị tích cực và an toàn với cơ chế điều trị tác động vào gốc căn nguyên gây nên bệnh.
5. Đông y có chữa được tê bì chân tay không?
Theo Đông y, tê bì chân tay thuộc chứng Tý, là do kinh mạch khí huyết bị ứ đọng, bế tắc, không thông suốt. Từ đó tạo nên những cơn đau buốt, đau nhức, tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy làm suy nhược cơ thể. Muốn điều trị chứng tê bì chân tay này thì cần sử dụng các vị thuốc có tác động giải tỏa kinh lạc, khai thông khí huyết.
6. Chi phí điều trị tê bì chân tay
Việc điều trị tê bì chân tay phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.
Với người bệnh có thẻ BHYT, quá trình điều trị tê bì chân tay được BHYT chi trả theo quy định.