Câu hỏi thường gặp về rối loạn thần kinh thực vật

18-05-2024 11:26 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Rối loạn thần kinh thực vật có chữa khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, đa phần người bệnh sẽ được điều trị triệu chứng, nếu có các bệnh lý nền thì điều trị bệnh lý nền.

1. Đông y có chữa được rối loạn thần kinh thực vật không?

Trong Đông y có những phương pháp, bài thuốc giúp điều hòa tình trạng mất cân bằng ở người rối loạn thần kinh thực vật.

Dựa vào triệu chứng của từng người bệnh các bác sĩ có thể chỉ định một số bài thuốc, phương pháp phù hợp như: châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, xông hơi… Đa phần các phương pháp này sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện một số triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý với bất kỳ phương pháp, bài thuốc nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các phương pháp điều trị mà không có sự giám sát/hướng dẫn của bác sĩ.

2. Cách xử trí khi bị rối loạn thần kinh thực vật

Trong một số trường hợp người bệnh rối loạn thần kinh thực vật cảm thấy lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh… Người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ để làm giảm các triệu chứng. Nếu sau một thời gian nghỉ ngơi, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân.

Câu hỏi thường gặp về rối loạn thần kinh thực vật- Ảnh 1.

Trong Đông y có một số phương pháp hỗ trợ điều trị người rối loạn thần kinh thực vật như bấm huyệt, châm cứu, xông hơi...

3. Cách chăm sóc người bệnh rối loạn thần kinh thực vật tại nhà

Người bị rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên người bệnh cần có lối suy nghĩ tích cực. Việc căng thẳng stress có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Do vậy người bệnh cần biết cách thư giãn, kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh được tâm trạng của bản thân. Một số bộ môn được khuyến cáo cho người rối loạn thần kinh thực vật là thiền, yoga, dưỡng sinh…

Người bệnh có thể tập hít thở sâu kết hợp xoa vùng trên rốn hàng ngày để việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc…

4. Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?

Việc rối loạn thần kinh thực vật có chữa khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, đa phần người bệnh sẽ được điều trị triệu chứng, nếu có các bệnh lý nền thì điều trị bệnh lý nền.

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, phụ nữ mang thai… khi mắc rối loạn thần kinh thực vật

Với người có các bệnh lý nền như béo phì, tiểu đường, phụ nữ mang thai… đều là những đối tượng cần cẩn trọng nếu như đồng mắc thêm rối loạn thần kinh thực vật.

Câu hỏi thường gặp về rối loạn thần kinh thực vật- Ảnh 2.

Một số bộ môn được khuyến cáo cho người rối loạn thần kinh thực vật là thiền, yoga, dưỡng sinh...

Nếu người bệnh béo phì, tiểu đường mắc rối loạn thần kinh thực vật, cần điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền. Người thừa cân, béo phì cần giảm cân, duy trì BMI hợp lý, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai bị rối loạn thần kinh thực vật cần được theo dõi sát sao và thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế thăm khám tổng quát với. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Một số bài kiểm tra để chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật là: Huyết áp tư thế và nhịp tim; Xét nghiệm máu; Xét nghiệm nước tiểu; Kiểm tra mồ hôi điều nhiệt…

Bài tập cho người rối loạn thần kinh thực vậtBài tập cho người rối loạn thần kinh thực vật

SKĐS - Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh ngày càng phổ biến, bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần duy trì những bài tập dành cho người rối loạn thần kinh thực vật để cải thiện tình trạng bệnh, tránh chuyển biến nặng hơn.


ThS.BS Trần Văn Phong
Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện 19-8
Ý kiến của bạn