1. Hội chứng hông vũ công có phổ biến không?
Có khoảng 5-10% dân số bị ảnh hưởng bởi tình trạng hông vũ công nhưng phần lớn người bệnh không có triệu chứng đau. Tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới.
Các yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc hội chứng hông vũ công bao gồm:
- Tham gia các hoạt động đòi hỏi phải cử động hông nhiều, có thể bao gồm múa ba lê, bóng bầu dục và bóng đá.
- Tham gia các hoạt động thi đấu và giải trí, có thể bao gồm cử tạ và chạy.
- Chấn thương thể chất như chấn thương ở khớp hông.
2. Hội chứng hông vũ công được chia làm mấy loại?
Hội chứng hông vũ công là một tình trạng lâm sàng đặc trưng bởi cảm giác hông bật lên hoặc có thể nghe thấy/sờ thấy được khi khớp hông chuyển động. Hội chứng hông vũ công có thể được phân loại dựa trên cấu trúc giải phẫu bên ngoài khớp và bên trong khớp.

TS.BS Hoàng Trung Dũng - Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai
- Bên ngoài khớp: Đây cũng là trường hợp hay gặp nhất và nguyên nhân do dải chậu chày di chuyển qua mấu chuyển lớn của đầu xương đùi trong các chuyển động hông khi gấp, duỗi và xoay ngoài hoặc xoay trong. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác do cơ gân khoeo, cơ mông trước và dải chậu chày đều dày…
- Bên trong khớp: Thường là do gân cơ chậu thắt lưng bật qua các phần xương nhô ra bên dưới (cơ chậu thắt lưng, mặt trước của đầu xương đùi…). Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân khác như: chấn thương rách sụn viền ổ cối, rách dây chằng tròn, dị vật trong khớp, tổn thương sụn khớp, u sụn màng hoạt dịch… Cảm giác bật và tiếng kêu ở hông có thể nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp ở vùng hông trước.
Thông qua thăm khám sức khỏe tổng quát và chụp chiếu các bác sĩ có thể phân biệt được hai loại hội chứng hông lông vũ kể trên.
3. Phân biệt hội chứng hông vũ công
Hội chứng hông vũ công cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
- Rách sụn viền ổ cối
- Viêm bao hoạt dịch; Cơ Trochanteric lớn hoặc Iliopsoas
- Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
- Viêm gân hông
- Viêm gân cơ chậu
- Hội chứng dải chậu chày
- Viêm màng hoạt dịch

Để thăm khám và điều trị hội chứng hông vũ công, người bệnh có thể đến các khoa Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng của các bệnh viện Trung ương - tỉnh.
4. Địa chỉ thăm khám và điều trị hội chứng hông vũ công
Để thăm khám và điều trị hội chứng hông vũ công, người bệnh có thể đến các khoa Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng, Cơ xương khớp của các bệnh viện Trung ương - tỉnh. Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám bàn chân khoèo tại Hà Nội bạn đọc có thể tham khảo:
1. Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: 78 Giải Phóng - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội.
2. Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3. Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng- Đống Đa - Hà Nội.
4. Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương. Địa chỉ: Địa chỉ: 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
5. Khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống (Viện Chấn thương Chỉnh hình) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo -Hai Bà Trưng - Hà Nội.