1. Đông y có điều trị được hội chứng Apallic không?
Hiện chưa có bằng chứng nào về việc đông y điều trị được hội chứng Apallic. Khi có những biểu hiện bất thường người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm nguyên nhân.
2. Hội chứng Apallic có phải là hôn mê không?
Mặc dù hội chứng Apallic và hôn mê có một số triệu chứng khá giống nhau như việc người bệnh mất ý thức, không có phản xạ thị giác, xúc giác… Tuy nhiên đây là hai trạng thái khác nhau:
- Hôn mê là trạng thái cơ thể không có phản ứng với kích thích bên ngoài. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc phục hồi.
- Hội chứng Apallic thường xảy ra khi người bệnh đã trải qua cơn hôn mê (tỉnh dậy sau hôn mê) nhưng không có phản ứng về giao tiếp hoặc nhận thức.
3. Tiên lượng điều trị của người mắc hội chứng Apallic
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng Apallic, mức độ tổn thương não và độ tuổi của bệnh nhân tiên lượng sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể hồi phục phần nào, nhưng nhiều trường hợp không có tiến triển hoặc rất chậm.
- Trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng phục hồi hơn.
- Trường hợp nguyên nhân do chấn thương sẽ có triển vọng phục hồi tốt hơn so với nguyên nhân không chấn thương.
- Với người bệnh có trạng thái thực vật, tiên lượng xấu đi theo thời gian.

BSCKI Nguyễn Tiến Quân - Khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện 19-8).
4. Hội chứng Apallic có gây ra biến chứng không?
Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh không được giám sát kỹ lưỡng hoặc điều trị không đúng cách có thể gặp một số biến chứng như:
- Chảy máu đường tiêu hóa
- Táo bón
- Viêm phổi, xẹp phổi
- Hẹp khí quản
- Nhiễm trùng hoặc chảy máu đường tiết niệu
- Rối loạn thực vật
5. Địa chỉ khám và điều trị hội chứng Apallic
Ngay sau khi người bệnh có các va chạm giao thông hoặc các dấu hiệu bất thường về thần kinh cần đưa ngay vào cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Các bác sĩ sẽ thông qua thăm khám lâm sàng, chụp chiếu để đưa ra những chẩn đoán và phương án điều trị thích hợp.

Hiện tại vẫn không có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn Hội chứng Apallic.
Chi phí tham khảo một số hình thức thăm khám có thể áp dụng cho người bệnh để chẩn đoán bệnh là:
- Giá chụp X-quang đầu có thể có mức giá từ 150.000 -200.000 đồng.
- Giá chụp CT não khoảng 900.000 - 4.000.000 đồng.
- Ngoài ra người bệnh còn cần chi trả thêm các khoản thuốc, giường nằm điều trị...
Một số địa chỉ thăm khám và điều trị hội chứng Apallic tại Hà Nội người bệnh có thể tham khảo:
- Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ:78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện E. Địa chỉ: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng- Đống Đa - Hà Nội
- Khoa Nội - Hồi sức thần kinh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện 19-8. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.