1. Ai dễ bị viêm tuyến vú?
Phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt là trong 6 tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, phụ nữ không cho con bú vẫn có thể bị viêm tuyến vú (viêm tuyến vú không do cho con bú).
2. Bệnh có nguy hiểm không?
Nếu phát hiện và điều trị sớm thì không nguy hiểm. Trường hợp nặng có thể gây áp xe vú, phải can thiệp ngoại khoa.
3. Viêm tuyến vú có lây không?
Không. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây từ người này sang người khác.
4. Có nên tiếp tục cho con bú khi bị viêm tuyến vú?
Có. Việc tiếp tục cho bú sẽ giúp thông sữa và giảm ứ đọng. Tuy nhiên, nếu có áp xe hoặc nhiễm trùng nặng thì cần theo chỉ định bác sĩ.
5. Điều trị viêm tuyến vú như thế nào?
Bệnh có thể điều trị bằng các thuốc như: Kháng sinh; giảm đau, hạ sốt.
Ngoài ra còn có các phương pháp hỗ trợ điều trị khác như:
- Chườm ấm và massage vú nhẹ nhàng.
- Vệ sinh vú đúng cách.
- Trường hợp nặng có thể cần dẫn lưu áp xe.
6. Làm sao để phòng ngừa viêm tuyến vú?
Để phòng ngừa viêm tuyến vú, đặc biệt ở phụ nữ đang cho con bú, cần lưu ý những điều sau:
- Cho con bú đúng cách, thay đổi tư thế bú.
- Vắt sữa nếu bé bú không hết.
- Giữ vệ sinh vùng ngực và núm vú.
- Tránh để sữa ứ đọng lâu.
7. Có thể điều trị viêm tuyến vú bằng đông y hay không?
Bệnh có thể được hỗ trợ điều trị bằng Đông y, đặc biệt trong các trường hợp nhẹ hoặc giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu có nhiễm trùng cấp tính, sưng nóng đỏ đau, có mủ hoặc sốt, cần điều trị bằng Tây y để tránh biến chứng nặng.
Đông y cũng có thể dùng hỗ trợ trong giai đoạn hồi phục hoặc kết hợp với Tây y nếu được bác sĩ cho phép.
Xem thêm bài viết được quan tâm: