1. Viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Đây là bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa và phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch với các dị nguyên trong môi trường.
2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng?
Bệnh có thể khởi phát bởi nhiều yếu tố như:
- Di truyền (tiền sử gia đình có người bị dị ứng) .
- Môi trường sống và làm việc ô nhiễm.
- Tiếp xúc với dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc...
- Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là khi chuyển mùa.

Viêm mũi dị ứng chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Ảnh minh họa.
3. Viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Hiện viêm mũi dị ứng chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể kiểm soát tốt nếu người bệnh tránh tiếp xúc với dị nguyên và tuân thủ phác đồ điều trị phù hợp do bác sĩ chỉ định.
4. Có nên sử dụng thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi thường xuyên?
Việc sử dụng thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không nên lạm dụng thuốc xịt co mạch. Điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ như khô niêm mạc mũi, lệ thuộc thuốc hoặc viêm mũi do thuốc.
5. Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây biến chứng?
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm xoang mạn tính.
- Hình thành polyp mũi.
- Rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung học tập và lao động.
- Tăng nguy cơ mắc hen phế quản.
6. Có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y?
Y học cổ truyền có thể hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng thông qua các bài thuốc điều hòa miễn dịch, bổ phế, tiêu viêm… Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y học cổ truyền trước khi áp dụng, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng không mong muốn.
Xem thêm bài viết được quan tâm: