Câu hỏi thường gặp về bệnh tắc mạch ối

22-10-2024 15:04 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Tắc mạch ối là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, rất nguy hiểm. Bệnh xuất hiện đột ngột, thường trong lúc chuyển dạ, lúc sinh hoặc trong vòng 30 phút sau khi sinh. Hiện chưa có các nghiên cứu về việc ứng dụng đông y trong điều trị.

1. Đông y có chữa khỏi bệnh tắc mạch ối?

Tắc mạch ối là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, rất nguy hiểm. Bệnh xuất hiện đột ngột, thường trong lúc chuyển dạ, lúc sinh hoặc trong vòng 30 phút sau khi sinh.

Tắc mạch ối là trường hợp cấp cứu đe dọa tính mạng

  • Bệnh tắc mạch ối cần được xử trí khẩn cấp bởi đội ngũ lâm sàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa và hồi sức tích cực cũng như khả năng tiếp cận các thiết bị chăm sóc đặc biệt.
  • Hiện nay chưa có các nghiên cứu về việc ứng dụng đông y trong điều trị bệnh.
Câu hỏi thường gặp về bệnh tắc mạch ối- Ảnh 1.

Tắc mạch ối là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, rất nguy hiểm. Ảnh BVTW Huế

2. Cách sơ cứu bệnh tắc mạch ối

Các bước sơ cứu bệnh tắc mạch ối:

  • Kêu gọi mọi người đến giúp đỡ, cùng cấp cứu người bệnh.
  • Kiểm tra và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, nghe tim phổi.
  • Đảm bảo thông thoáng đường thở bằng cách cho nằm đầu cao.
  • Hút đờm rãi làm thông đường hô hấp, thở oxy, duy trì thể tích tuần hoàn.
  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch.
  • Tư vấn cho gia đình biết tình trạng nặng của bệnh, nguy cơ cho mẹ và cho con.
  • Phối hợp giữa Sản khoa, Gây mê hồi sức (GMHS) và Nhi khoa.

3. Bệnh tắc mạch ối có chữa khỏi không?

Tắc mạch ối gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi:

  • Biến chứng của tắc mạch ối xảy ra đột ngột, diễn tiến cực kỳ nhanh, tỷ lệ cứu sống rất thấp mà lại không hề có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào.
  • Đối với thai phụ: Suy tim và phổi, mất ý thức, co giật, chảy máu quá nhiều, đông máu nội mạch lan tỏa - một loại vấn đề về đông máu, đột quỵ ngừng tim, tổn thương não gây mất trí nhớ, tử vong
  • Đối với thai nhi: Thai nhi có nguy cơ bị biến chứng tùy thuộc vào thời điểm xảy ra thuyên tắc nước ối. Có thể cần phải sinh khẩn cấp nếu các triệu chứng bắt đầu trước khi thai nhi được sinh ra.

4. Người bệnh tắc mạch ối nên ăn gì?

Không có chế độ ăn cụ thể trong điều trị tắc mạch ối, tuy nhiên một chế độ ăn lành mạnh và cân đối có thể giúp thúc đẩy sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ và khi sinh.

Một số loại thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh trong thai kỳ và sau khi sinh như: Cá có hàm lượng thủy ngân cao, thịt chưa được nấu hoặc sống, sản phẩm sữa chưa thanh trùng, chất kích thích.

Câu hỏi thường gặp về bệnh tắc mạch ối- Ảnh 2.

Chế độ ăn lành mạnh và cân đối giúp thúc đẩy sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ và khi sinh. Ảnh BVTW Huế

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm:

  • Nhóm chất bột gồm: Gạo, mì, ngô, khoai, sắn...
  • Nhóm chất đạm gồm: Thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ...
  • Nhóm chất béo gồm: Dầu, mỡ, vừng, lạc...
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: Rau xanh và quả chín.

5. Chi phí khám chữa bệnh tắc mạch ối

Chi phí khám chữa bệnh tắc mạch ối gồm các yếu tố:

  • Tình trạng bệnh của sản phụ.
  • Tuổi thai.
  • Bệnh nền.
  • Các tổn thương cơ quan kèm theo.
  • Ngoài ra chi phí điều trị bao gồm thêm chi phí phục hồi chức năng và gánh nặng kinh tế do mất sức lao động.
Tắc mạch ối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnhTắc mạch ối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, chiếm tỉ lệ 1 - 12/100.000 ca sinh, xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh xong, không thể đoán trước và không thể dự phòng được.


ThS. BSCKII Đinh Thị Phương Minh
Trưởng khoa Nội Tiết - Sàn Chậu, Trung tâm Sản Phụ Khoa (Bệnh viện Trung ương Huế)
Ý kiến của bạn