Hà Nội

Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm tụy

15-09-2024 07:13 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Viêm tụy là căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng với nguy cơ tử vong cao. Cơn đau của viêm tụy có thể xuất hiện đột ngột và thường kéo dài trong một thời gian ngắn.

Viêm tụy: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhViêm tụy: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy. Đây là bệnh rất phổ biến, riêng viêm tụy cấp chiếm tỷ lệ 80/100.000 dân số. Bệnh viêm tụy do nhiều nguyên nhân gây ra như lạm dụng bia rượu, sỏi mật, tăng mỡ máu…

1. Đông y có chữa được viêm tụy không?

Tình trạng viêm tuyến tụy xảy ra khi dịch tiết Enzyme tuyến tụy tích tụ và bắt đầu tiêu hóa chính cơ quan đó. Viêm tụy có thể là một tình trạng cấp tính, cơn đau xuất hiện đột ngột và thường kéo dài trong một thời gian ngắn. Viêm tụy mạn tính thường lâu dài, tổn thương tuyến tụy theo thời gian. Vì vậy, đông y không chữa được viêm tụy.

2. Các phương pháp điều trị viêm tụy

Điều trị bệnh viêm tụy thường đòi hỏi phải nhập viện. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp.

Các phương pháp điều trị ban đầu để giúp kiểm soát tình trạng viêm ở tuyến tụy bao gồm:

Điều trị nội khoa

– Hồi sức tích cực chống sốc: Cần theo dõi tình trạng huyết động, áp lực tĩnh mạch trung tâm, đặt sonde bàng quang theo dõi nước tiểu…

Giảm đau, chú ý không dùng giảm đau dạng Morphin.

– Đặt sonde dạ dày, khi cần có thể hút liên tục.

– Hỗ trợ hô hấp: Thở oxygen, có thể thở máy áp lực dương, hoặc chọc hút dịch màng phổi…

– Giảm bài tiết dịch tụy: Bằng các thuốc giảm tiết acid dạ dày, kháng H2. Somatostatin đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ có tác dụng trong điều trị viêm tụy.

– Chạy thận nhân tạo trong trường hợp suy thận.

– Chống nhiễm khuẩn: Kháng sinh.

Điều trị ngoại khoa

– Nếu có nguyên nhân cơ giới như sỏi mật, giun chui ống mật: Mổ giải quyết nguyên nhân, dẫn lưu đường mật, dẫn lưu hậu cung mạc nối…

– Nếu không có nguyên nhân cơ giới: Chỉ mổ với trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc có biến chứng như thủng ruột, chảy máu… trong mổ có thể lấy tổ chức tụy hoại tử, hoặc cắt 1 phần tụy và dẫn lưu rộng rãi…

Những trường hợp viêm tụy thể nhẹ và không có biến chứng: Theo dõi tiếp tại địa phương, chế độ ăn (để tránh tái phát) không uống rượu bia, hạn chế ăn mỡ, chất béo hoặc một bữa ăn quá thịnh soạn…

Những trường hợp có biến chứng như nang giả tụy/sau viêm tụy, hoặc sỏi túi mật: Tái khám sau 4 - 6 tuần để xét chỉ định dẫn lưu nang giả tụy, hoặc cắt túi mật để dự phòng tái phát.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm tụy- Ảnh 2.

Viêm tụy là căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng với nguy cơ tử vong cao.

3. Viêm tụy có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm tụy cấp có thể điều trị dứt điểm và càng điều trị sớm thì mức độ hiệu quả càng cao, càng đỡ tốn kém và người bệnh cũng tránh được những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viêm tụy không khó chữa nhưng cũng rất dễ tái phát. Do đó, điều quan trọng là sau điều trị người bệnh cần tiếp tục tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm tránh bệnh tái phát.

4. Cách chăm sóc bệnh viêm tụy tại nhà

Ngoài việc tuân thủ điều trị của các bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau viêm tụy. Do đó, những người bị viêm tụy mạn tính đặc biệt cần theo dõi lượng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày và cố gắng hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ.
  • Đồ chiên.
  • Sữa đầy đủ chất béo.
  • Món tráng miệng có đường.
  • Nước ngọt.
  • Cafein.
  • Rượu.

Bên cạnh đó người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa; ăn thực phẩm giàu protein và chất chống oxy hóa; uống nhiều chất lỏng để giữ đủ nước.

Chế độ ăn phòng biến chứng viêm tụy cấp tái phát:

- Chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính; 1 - 2 bữa phụ).

- Bữa sáng phải có rau xanh ăn kèm.

- Rau xanh: 300 - 400g/ngày + quả chín: 100g/ngày.

- Các loại rau nên ăn như: Cà rốt, cà chua, gấc, rau cải bó xôi, súp lơ xanh hoặc các loại rau lá xanh đậm (rau cải, rau ngót, mồng tơi, rau lang, rau muống, các loại đậu quả …).

- Uống đủ nước (khoảng 1,5 lít/ngày).

- Không được uống rượu, bia, bỏ thuốc lá.

- Hạn chế thức ăn xào rán, tăng luộc hấp.

- Vận động thể lực khoảng 60 phút/ngày, ≥4 ngày/tuần.

- Nêu uống thêm bột ngũ cốc hoặc sữa bán thủy phân vào các bữa phụ để nhanh hồi phục sức khỏe.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Chi phí khám và điều trị viêm tụy tùy thuộc từng bệnh nhân. Nếu việc điều trị nội khoa có thể chi phí thấp, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Mức giá này còn phụ thuộc vào các yếu tố như địa chỉ thăm khám, tình trạng bệnh, hệ thống trang thiết bị, gói khám… do đó chi phí cũng có sự khác biệt.

Tương tự việc điều trị ngoại khoa và theo dõi kéo dài thì chi phí tốn kém hơn. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào chi phí giường bệnh, tiền viện phí, ăn uống đi lại cũng khá tốn kém… Đa số khi bệnh nặng, sau mổ phải dùng nhiều loại thuốc đắt đỏ nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế, chi phí lên đến 3 triệu đồng/đợt, mỗi đợt kéo dài 10 ngày. Thậm chí viêm tụy cấp nguy kịch, phải nằm một chỗ điều trị với viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thuốc điều trị viêm tụyThuốc điều trị viêm tụy

SKĐS - Viêm tụy được chia thành hai loại, viêm tụy cấp và viêm tụy mạn. Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (và đôi khi là các mô lân cận). Trong khi đó, viêm tụy mạn là viêm tụy dai dẳng, dẫn đến suy giảm hoặc mất chức năng tụy.


BS. Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn