Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi vấn, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trực tiếp thăm khám và điều trị.
1. Đông y có chữa được viêm VA không?
Thông thường khi bé bị viêm VA cấp thì có thể dùng thuốc để điều trị. Viêm VA mạn tính thì cần được điều trị ngoại khoa nạo VA. Do đó viêm VA không điều trị bằng đông y.
2. Viêm VA có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm VA có thể gây ra những biến chứng như sau:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tai mũi họng khác, có thể kể đến như viêm tai giữa hay viêm xoang,…
- Viêm VA diễn biến nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm phế quản.
- Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp, khả năng giao tiếp, khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Ảnh hưởng đến cả sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ.
- Khiến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ và mắc một số tật khi ngủ như ngủ ngáy, nghiến răng khi ngủ,… gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới tử vong.
3. Xử trí viêm VA
Hiện nay, y học phát triển chẩn đoán viêm VA bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là khá phổ biến và hiệu quả, giúp xác định tình trạng viêm nhiễm và mức độ phì đại của VA.
Phương pháp điều trị thường bao gồm:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Dùng thuốc giảm viêm, có thể phối hợp thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm
Đối với viêm VA mạn tính thường cần điều trị bằng phẫu thuật, gọi là phẫu thuật nạo VA để loại bỏ các tổ chức miễn dịch bất hoạt trở thành ổ chứa mầm bệnh. Phương pháp phẫu thuật hiện đại, an toàn, không biến chứng, ít gây đau đớn, đó là công nghệ phẫu thuật nạo VA cho trẻ bằng máy cắt nạo IPC và dao Plasma. Cả hai công cụ này đều giúp loại bỏ triệt để các tổ chức viêm nhiễm trong thời gian ngắn nhất, và có thể xuất viện 24 giờ sau mổ.
Nhóm trẻ không được làm thủ thuật này gồm: trẻ bị rối loạn đông máu, bệnh tim, bệnh lao tiến triển; mắc bệnh viêm mũi họng cấp, nhiễm virus cấp, hen phế quản, dị ứng, hở hàm ếch, vừa qua chủng ngừa vắc xin.
4. Xử trí viêm VA tại nhà bằng chế độ ăn uống, chăm sóc
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống chăm sóc như sau:
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin C, E, A có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống ôxy hóa, đặc biệt tốt là dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.
- Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.
- Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi và protein. Nên ăn nhiều sữa chua vì chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa
- Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng.
- Hạn chế cho trẻ ăn mặn, ăn nhiều đường.
- Tránh các loại hoa quả chua, chát như: Mận, táo chua vì ăn những thực phẩm này sẽ khó làm long đờm.
- Cho bé thăm khám định kỳ và tuân thủ liệu trình của bác sĩ để tránh viêm VA tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.
5. Có nên nạo VA?
Nạo VA được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần (trên 5 lần/ năm), thời gian kéo dài cả tháng
- Xảy ra biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy thường xuyên
- Kích thước VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, điều trị nội khoa không hiệu quả, có chứng ngưng thở khi ngủ, khó nuốt và khó nói.
Chống chỉ định nạo VA với các trường hợp:
- Người bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang phát triển
- Bị viêm nhiễm cấp mũi họng
- Nhiễm virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết…
- Bệnh nhân dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch..
- Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch
6. Độ tuổi và đối tượng dễ mắc viêm VA
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi dễ bị viêm VA nhất. Ngoài ra, ngay trẻ dưới 6 tuổi cũng dễ bị bệnh, nhất là khi thời tiết chuyển mùa lạnh, không khí ẩm, mưa phùn tạo điều kiện virus phát triển.
7. Viêm VA và viêm amidan có khác nhau không?
Viêm VA và viêm amidan có nhiều điểm khác biệt, có thể nhận biết như sau:
Viêm VA cấp gây sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, hơi thở có mùi. Viêm VA mạn tính thì tình trạng nghẹt mũi chảy mũi kéo dài, ngủ ngáy, phải thở bằng miệng.
Viêm Amidan cấp gây sốt, nuốt đau, vướng họng. Tình trạng viêm amidan mạn tính khiến trẻ hay sốt nhiều đợt, ngứa rát họng, ho đàm. Đôi khi trẻ gặp tình trạng ngủ ngáy, thở khò khè khi viêm amidan quá phát.
8. Chi phí khám và điều trị viêm VA
Mỗi cơ sở y tế khác nhau sẽ có quy trình nạo VA cho trẻ riêng biệt. Tuy nhiên, quy trình chung thường sẽ trải qua 05 bước:
- Thăm khám và đánh giá
- Xét nghiệm tiền phẫu
- Chuẩn bị phẫu thuật
- Phẫu thuật
- Chăm sóc sau phẫu thuật
Mức giá tối thiểu rơi vào mức 790.000 đ- 8.000.000đ. Về phần chi phí phẫu thuật thì tùy thuộc vào mức độ viêm VA, tính khó dễ của ca phẫu thuật cũng các cơ sở y tế.
Xem thêm video được quan tâm
Thừa cân ảnh hưởng thế nào đến đầu gối? | SKĐS